Thêm một công trình khảo cứu về Truyện Kiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Đó là cuốn Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872 do An Chi phiên âm, chú giải và thảo luận.


 



Sách dày 600 trang khổ lớn kèm nhiều phụ bản đẹp, trang bên trái in nguyên bản chữ Nôm lấy từ công trình Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872 của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn.

 Ảnh: N.K.P.
Ảnh: N.K.P.



Đây là cuốn sách cần thiết cho những ai yêu Truyện Kiều và nhất là giới Kiều học tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận.

Trong công trình này, tác giả dành gần 200 trang "Chú giải và thảo luận", xếp theo A, B, C đặt ở cuối sách để thỏa sức trình bày những cảm nhận mới, những kiến giải của mình đối với những câu, những từ mà theo ông những "cây đa cây đề" trong giới Kiều học đã "phạm sai lầm" trong các nghiên cứu trước đây.

Như trong một chú thích tỉ mỉ dài cả trang, An Chi chỉ ra lâu nay bao người chấp nhận "hạc nội mây ngàn là một lối nói quen thuộc" là sai vì "mây ngàn" (tức mây trên rừng) không có ý nghĩa gì trong câu 2402; mà "mây nhàn" do 4 chữ "Nhàn vân dã hạc" mà ra! (Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng cũng đã dẫn 4 chữ này).

Và "mây nhàn" ý nói mây trời lơ lửng, trôi về đâu thì trôi, mới thực sự là thẩm mỹ của Nguyễn Du...

Hi vọng trong các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020), công trình của học giả An Chi không chỉ là một tư liệu tham khảo giá trị mà có thể tạo ra một sinh hoạt có tính học thuật, cùng thảo luận để đạt tới một Truyện Kiều đúng nhất với bản Nguyễn Du đã viết…

 

Theo NGUYỄN KHẮC PHÊ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.