Thêm hy vọng cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên 62.000 lao động tại chỗ được giải quyết việc làm, hàng năm đóng góp cho nguồn thu ngân sách của tỉnh chiếm 40% tổng thu ngân sách trên địa bàn, các doanh nghiệp (DN) trong những năm qua đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

Tuy nhiên khó khăn trong thời gian qua khiến trên 1.000 DN ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động, kéo theo đó là nhiều hệ lụy khó cân đo khác. Song hàng loạt giải pháp được tỉnh đề ra trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh vừa qua là động thái tích cực khiến các DN trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều hy vọng được “cứu”.

 

Khu dân cư mới Phú An. Ảnh: H.D
Khu dân cư mới Phú An. Ảnh: H.D

Lãi suất cao trên 20% trong khi vốn vay trong cơ cấu tổng vốn đầu tư của các dự án chiếm nhiều nhất là 70%, thêm nữa, sự thắt chặt tín dụng thời gian qua được nhiều DN ví như cái thòng lọng thít chặt cổ khiến hầu hết các DN thiếu vốn phải thực hiện dự án một cách cầm chừng, đầu tư dàn trải.

Ông Hồ Phước Thành-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay: “Với các dự án bất động sản và khu đô thị mới như Khu Đô thị Hoa Lư-Phù Đổng và Phượng Hoàng I, chính sách về đất có sự thay đổi, công tác xây dựng giá đất (kể cả thuê tổ chức thẩm định giá) khá chậm và phức tạp. Phần diện tích còn lại của dự án chưa có giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính nên ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án. Thêm nữa, nhà đầu tư không đủ vốn triển khai đồng loạt việc xây dựng nhà thô để bán căn hộ theo thỏa thuận mà thực hiện kinh doanh thông qua hình thức hợp đồng góp vốn xây dựng nên tiến độ theo đó cũng chậm theo”.

Với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, về điều chỉnh tổng mức đầu tư, theo quy định tại Nghị định 83 và 112 của Chính phủ thì tổng mức đầu tư không được điều chỉnh biến động giá cả nguyên-nhiên-vật liệu xây dựng, tăng tiền lương… Song năm 2011 là năm mà các khoản trên có sự biến động lớn. Theo tính toán mức biến động giá khoảng 17%, biến động tiền lương tối thiểu tăng từ 22% đến 30% so với năm 2010.

Trong khi đó, mức dự phòng phí trong tổng mức đầu tư các dự án chỉ khoảng 10%, không đủ bù trượt giá làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Về điều chỉnh hợp đồng xây dựng, Nghị định 48 của Chính phủ cũng quy định không được điều chỉnh giá hợp đồng theo giá trọn gói. Có điều đa số các hợp đồng xây dựng từ năm 2011 về trước là hợp đồng trọn gói nên không thể điều chỉnh mà phải chờ Chính phủ chấp thuận.

Thời gian qua, nhiều cuộc họp giữa các sở, ngành và UBND tỉnh liên tục được tổ chức để gỡ khó cho DN. Ngoài những giải pháp hỗ trợ từ Trung ương được Quốc hội thông qua như gia hạn 6 tháng nộp thuế GTGT của tháng 4, 5, 6 của năm 2012 đối với một số DN vừa và nhỏ; giảm 30% thuế thu nhập DN; giảm 50% tiền thuê đất cho một số DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ… thì tỉnh ta cũng có một số giải pháp riêng cụ thể đối với từng lĩnh vực.

Ông Hồ Phước Thành cho biết thêm: “Đối với các DN kinh doanh bất động sản, các địa phương và các ngành tăng cường triển khai việc đền bù, giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng quy định và kịp thời để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Xác định giá giao đất có thu tiền sử dụng đất một cách hợp lý, đảm bảo đúng quy định, sát với thị trường trên cơ sở tính toán quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng của DN. Tỉnh sẽ xem xét cho gia hạn thời gian thực hiện đối với từng dự án cụ thể…”.

Với các DN xây dựng cơ bản đang triển khai các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tỉnh đã làm việc với Bộ Tài chính đề nghị cho phép chuyển các nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ứng trước năm 2011 để tiếp tục sử dụng trong năm 2012 để có nguồn kinh phí chi trả cho chủ đầu tư đang thực hiện dự án. Giao các ngành nghiên cứu đề xuất việc bãi bỏ một phần quy định về khoản phí tiết kiệm khi đấu thầu và chỉ định thầu: 5% đối với lĩnh vực tư vấn, 3% đối với lĩnh vực xây lắp.

Đồng thời xem xét gia hạn và điều chỉnh một số phần tăng thêm do tăng giá nhân công, vật liệu… Tỉnh cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại tạo điều kiện để các DN sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp, đơn giản hóa tối đa các thủ tục cho vay…

Hy vọng, hàng loạt giải pháp hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương sẽ là những cú hích để cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh có thể trở mình “thức dậy”, góp phần đưa kinh tế-xã hội tỉnh nhà bước sang thời kỳ mới khởi sắc hơn.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.