Tháo gỡ những bất cập trong quản lý nông-lâm-thủy sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dựa trên những quy định trong Thông tư số 14/2011/TT- BNN-PTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và các sản phẩm nông-lâm-thủy sản. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai đã giao trách nhiệm cho các Chi cục trực thuộc kiểm tra, đánh giá xếp loại theo từng lĩnh vực. Tuy nhiên, qua 3 năm triển khai thực hiện, các cơ quan chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập từ những quy định trong Thông tư này.

Thống kê của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm và Thủy sản tỉnh, từ khi Thông tư số 14 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ra đời năm 2011, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức rà soát 849 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông-lâm-thủy sản do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Kiểm tra tại nhà máy phân vi sinh Tổng Công ty 15. Ảnh: Nguyễn Diệp
Kiểm tra tại nhà máy phân vi sinh Tổng Công ty 15. Ảnh: Nguyễn Diệp

Qua rà soát có 133 cơ sở còn đang hoạt động sản xuất kinh doanh; 716 cơ sở đã ngừng hoạt động hoặc có đăng ký nhưng không sản xuất kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp và các sản phẩm liên quan. Bước sang năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm và Thủy sản tiếp tục lựa chọn 76 cơ sở để kiểm tra đánh giá phân loại, thì có đến 28 cơ sở ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và các sản phẩm liên quan nên không kiểm tra đánh giá.

48 cơ sở đang hoạt động (37 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, 11 cơ sở sản xuất kinh doanh nông-lâm-thủy sản) thì 40 cơ sở  được đánh giá xếp loại A (đảm bảo các điều kiện sản xuất kinh doanh tốt), 8 cơ sở xếp loại B đủ điều kiện sản xuất kinh doanh. Trong năm 2013 các chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành kiểm tra 126/137 cơ sở. Qua kiểm tra thực tế đã có 37 cơ sở ngừng hoạt động từ lâu hoặc chuyển giấy phép về các huyện. Chỉ có 89 cơ sở (chủ yếu sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp) được đánh giá xếp loại thì có 2 cơ sở vi phạm không đủ điều kiện sản xuất kinh doanh các mặt hàng này; 74 cơ sở xếp loại A; 13 cơ sở xếp loại B.

Bên cạnh các cơ sở do các đơn vị của tỉnh kiểm tra đánh giá, các địa phương cũng đã tổ chức kiểm tra đánh giá theo quy định của Thông tư số 14. Trong năm 2013 đã có 6 huyện, thị xã, thành phố kiểm tra đánh giá 208 cơ sở, có đến 48 cơ sở dừng hoạt động, còn lại 160 cơ sở được kiểm tra đánh giá xếp loại 71/ 160 cơ sở xếp loại A đạt tỷ lệ 44%; 84/160 cơ sở xếp loại B; 5 cơ sở xếp loại C đạt tỷ lệ 3,1%.

 

Kiểm tra công ty phân bón Sông Gianh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Kiểm tra công ty phân bón Sông Gianh. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo nhìn nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, mặc dù đã thực hiện  được 3 năm, nhưng nhiều quy định trong Thông tư 14/2011/BNN&PTNT vẫn còn nhiều bất cập, khiến việc thực hiện của các cơ quan chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Một số bất cập như thiếu một số biểu mẫu với các mặt hàng sản xuất kinh doanh giống cây trồng hoặc có biểu mẫu nhưng cơ sở pháp lý không rõ ràng. Các quy định còn chung chung như giết mổ gia súc, gia cầm phải cách xa khu dân cư và nguồn nước sinh hoạt, nhưng không nói rõ cách xa bao nhiêu.

Việc cấp thẩm quyền nào cấp giấy phép thì cấp đó được quyền kiểm tra rất khó thực hiện vì cấp xã, huyện trình độ còn hạn chế. Bên cạnh đó, mặt hàng phân bón có đến hàng ngàn danh mục, vì vậy rất khó quản lý. Không những vậy, kiểm phiếu theo từng lô hàng (chủ yếu là mặt hàng phân bón) cũng rất khó thực hiện vì không thể lấy hết phiếu của lô hàng đó…

Trong chuyến kiểm tra, khảo sát mới đây của Cục Quản lý chất lượng Nông- Lâm và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại Nhà máy sản xuất phân vi sinh của Tổng Công ty 15 và Công ty Phân bón Sông Gianh. Các cơ quan chức năng cũng đã nhắc nhở 2 đơn vị những lỗi cơ bản như chưa có mã số quy định của người được lấy mẫu phân; bao bì dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng…

Ông Phùng Hữu Hào- Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Thông tư 14/2011/TT- BNN& PTNT đã có hiệu lực từ 3 năm nay. Tuy nhiên,  qua thực tế triển khai hầu hết các địa phương trong nước đều gặp rất nhiều khó khăn, bất cập từ những quy định trong Thông tư này.

Riêng tỉnh Gia Lai việc thực hiện Thông tư này khá tốt, các cơ sở kiểm tra được đánh giá đúng với thực tế sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm này. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều bất cập gây không ít khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá phân loại. Ghi nhận những bất cập hạn chế này, đoàn kiểm tra sẽ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tìm ra giải pháp để tháo gỡ những bất cập trong Thông tư 14 giúp các địa phương kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và các sản phẩm nông-lâm-thủy sản”.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm