Thành công nhờ trồng thanh long ruột đỏ trái vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Nguyễn Hữu Dư (ảnh - 32 tuổi, ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) luôn tìm tòi nghiên cứu các mô hình trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao, để không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn chia sẻ cho thanh niên tại quê nhà.

 
Ảnh: Thanh Dũng
Ảnh: Thanh Dũng



Anh Dư kể, trước đây như nhiều hộ nông dân khác ở xã Phong Hòa, gia đình anh sống nhờ vào nghề trồng cây huệ trắng. Tuy nhiên, do giá huệ trắng ngày càng bất ổn nên anh tìm tòi loại cây trồng khác thay thế và quyết định chọn thanh long ruột đỏ.

Sau khi trồng 0,8 ha thanh long, thu hoạch bán được giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, có lãi khấm khá, anh Dư mạnh dạn đầu tư thêm 100 triệu đồng trồng thanh long. Thế nhưng lần này thanh long rớt giá còn 2.000 - 3.000 đồng/kg nên anh Dư bị lỗ nặng. Không nản chí, anh Dư quyết tìm phương án giải quyết khó khăn. Cuối cùng, thông qua nhiều kênh, anh đã tìm ra phương pháp cho thanh long ruột đỏ ra hoa trái vụ, tránh được bài toán cung vượt cầu khi vào mùa thu hoạch đồng loạt.

Nói nghe thì dễ nhưng áp dụng chẳng dễ chút nào. Anh Dư chịu khó học hỏi các nhà vườn, nghiên cứu tài liệu áp dụng kỹ thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ, “trầy trật” lắm mới thành công. Hiện nay, với diện tích 1,5 ha thanh long, mỗi năm anh Dư thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi 400 - 500 triệu đồng. Từ kinh nghiệm có được, anh chia sẻ cùng các thanh niên và hộ dân trồng thanh long ở địa phương với mong muốn họ có thu nhập cao, không phải lo lắng bán thế nào, bán ở đâu mỗi khi thanh long vào đợt chín rộ.

Anh Dư nhận thấy nếu từng hộ mạnh ai nấy làm, trồng đơn lẻ thì khó đảm bảo đầu ra nên anh vận động thành lập tổ hợp tác thanh long ruột đỏ. Nhận thấy lợi ích lâu dài nên 34 cá nhân đã tham gia tổ hợp tác và bầu anh Dư làm tổ trưởng. Từ khi thành lập tổ hợp tác, anh Dư liên hệ các công ty, cơ sở thu mua thanh long cung cấp sản phẩm để đầu ra luôn ổn định.

Anh Dư cho biết tổ hợp tác thanh long ruột đỏ xã Phong Hòa lúc mới thành lập diện tích trồng chỉ có 2 ha, sau đó mở rộng lên 50 ha, sản xuất mỗi năm 3 vụ, mỗi vụ cung cấp ra thị trường khoảng 14 tấn. Do làm ăn có lãi nên các tổ viên phấn khởi đã thành lập Hợp tác xã thanh long Vietgap Phong Hòa trong năm 2018 và anh Dư được bầu làm giám đốc HTX này.

Thanh Dũng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.