Thăm chùa cổ ở Cù Lao Chàm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều du khách khi ghé thăm Cù Lao Chàm (TP. Hội An, Quảng Nam) bao giờ cũng muốn làm một vòng đi các đảo tận hưởng không khí trong lành và men theo những con đường nhỏ ngoằn ngoèo trên đảo để đến viếng chùa Hải Tạng được xây dựng cách đây trên 250 năm.
 

Chùa Hải Tạng.
Chùa Hải Tạng.

Chùa Hải Tạng nằm ở xóm Cốm thuộc Bãi Làng, xung quanh được bao bọc bởi những hòn núi, phía trước là thung lũng nhỏ yên bình với vài chục đám ruộng lúa luôn xanh mướt. Chùa Hải Tạng thờ Phật kết hợp với thần thánh nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân trên đảo và cho thương thuyền các nước ghé vào trú tránh bão. Theo sử gia phương Tây, Cù Lao Chàm từng tồn tại một cảng rất cổ, có trước Đà Nẵng, để tàu thuyền ngoại quốc như Bồ Đào Nha, Trung Hoa, Nhật Bản... đổ hàng vào Trà Nhiêu, Hội An.

Đến thăm chùa Hải Tạng, điều đầu tiên khiến du khách ngỡ ngàng chính là bức tường thành bao quanh bằng đá được thiết kế trang nhã với những đường nét hoa văn gọn gàng. Bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là nếp nhà chính có hệ vì kèo kết cấu theo kiểu "chồng rường giả thủ". Ở mái hiên, dép hoành cách điệu với hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng.

Theo Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, do chùa Hải Tạng còn lưu giữ khá nguyên trạng kết cấu kiến trúc, mỹ thuật dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử; kèm theo đó chùa có cách bố trí tượng thờ của thời kỳ Tam giáo đồng nguyên nên nơi đây chính là nguồn cung cấp nhiều thông tin quý giá về lịch sử hình thành cộng đồng cư dân ở Cù Lao Chàm. Hiện, trông giữ chùa là một cặp vợ chồng già sinh sống ở gian nhà nhỏ bên cạnh. Ngày ngày, họ vào rừng cắt đủ loại lá cây về phơi khô để bán cho du khách mang về đất liền nấu nước uống thay trà, có mùi thơm rất đặc trưng...

Ngoài tham quan chùa Hải Tạng, tại Bãi Làng du khách cũng có cơ hội biết thêm nhiều điều bí ẩn tồn tại suốt bao thế kỷ. Đó là đồ gốm Islam, Trung Hoa,... có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại đây. Rồi còn có một giếng cổ theo cư dân trên đảo gọi là giếng Chăm. Sự có mặt của các đồ gốm cổ và các dấu tích khảo cổ học trên đảo khẳng định Cù Lao Chàm từng là một chặng dừng chân để tránh gió bão, tiếp thêm nước ngọt cho các thương thuyền để tạo nên một thương cảng Hội An trù phú, trường tồn đến bây giờ.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.