Tất cả vì quyền lợi người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là một đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê có uy tín trên địa bàn, trong những năm qua, Công ty TNHH một thành viên Cà phê tỉnh đã có những cách làm mới, mang lại hiệu quả sản xuất cao, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công nhân và người lao động toàn Công ty.

Niềm vui người lao động


Phải nói rằng, đối với người lao động, niềm vui lớn nhất đó là vườn cây nhận khoán đạt năng suất cao. Anh Phan Văn Hòa-Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Đội Chư Pah 1, Chi nhánh Ia Yok, tâm sự: Gia đình mình nhận khoán vườn cây của Công ty trồng từ năm 1987. Diện tích cà phê nhận khoán là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vì thế, để vườn cây luôn đạt năng suất cao, ngoài áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất của Công ty, mình còn đầu tư thâm canh thêm để vừa trẻ hóa vườn cây vừa nâng cao sản lượng. Đó là tận dụng vỏ trấu trộn với phân bò, phân chim cút, ủ thành phân vi sinh để bón cho cây. Cách làm này đã tạo độ mùn cho đất, hiệu quả năng suất vượt trội. Mặc dù, vườn cà phê kinh doanh có tuổi đời “năm thứ 28” nhưng vẫn đạt sản lượng cao, nếu năng suất năm 2012 đạt 17 tấn quả tươi/ha thì niên vụ năm 2013 đạt 22 tấn quả tươi/ha.

 

 Trao giấy khen cho công nhân sản xuất giỏi. Ảnh: Đinh Yến
Trao giấy khen cho công nhân sản xuất giỏi. Ảnh: Đinh Yến

Niềm vui còn được nhân đôi, khi chỉ cách đây 2 năm, việc giải thể Công ty Cà phê Chư Pah để sáp nhập vào Công ty TNHH một thành viên Cà phê tỉnh, gần ngàn công nhân đã không khỏi băn khoăn, lo lắng, thậm chí mới đầu nhiều công nhân chưa hiểu rõ phương thức khoán, cũng như các quyền lợi của người lao động mà Công ty thực hiện nên đã xảy ra những mâu thuẫn không đáng có, khiến UBND tỉnh phải vào cuộc. Còn giờ đây, khi trở lại thăm vườn cây của Chi nhánh Ia Bă-một phần diện tích sáp nhập về Công ty TNHH một thành viên Cà phê tỉnh, nhìn màu xanh mướt của lá, những quả cà phê non lúc lỉu, hy vọng một mùa bội thu nữa lại đến với công nhân. Trao đổi với chúng tôi, một số công nhân Đội 8-Chi nhánh Ia Bă cho rằng: Để vườn cây đạt năng suất, điều quan trọng nhất là nội bộ đoàn kết, đồng thuận, từ trong công tác chỉ đạo cho đến cách xử lý về quy trình kỹ thuật trên vườn cây. Đối với những người lao động địa phương, nhận khoán vườn cà phê của Công ty là để học hỏi kinh nghiệm về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, rồi vừa để áp dụng vườn cây của gia đình. Chị Kpuih Mlet, công nhân Đội 12, thuộc xã Ia Phìn (huyện Chư Prông), cho biết: Mình vào làm công nhân từ năm 1999 đến nay. Mình rất vui, vì chỉ nhận khoán có 4 sào nhưng năng suất vườn cà phê của mình luôn đạt trên 20 tấn quả tươi/ha, còn thời gian mình về làm vườn cà phê của gia đình.

Vì lẽ đó, trong báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 cho thấy, nhờ thực hiện nhiều giải pháp, vườn cây của Công ty đạt năng suất bình quân 11,16 tấn/ha; thu nhập bình quân của người lao động đạt 5,13 triệu đồng/tháng, đặc biệt có nhiều công nhân thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Các chế độ, quyền lợi của người lao động được giải quyết kịp thời, đúng quy định. Ngoài ra, các ngày lễ, Tết, công nhân viên chức, người lao động đều được quan tâm, nhận chế độ bồi dưỡng.

Lợi ích người lao động là lợi ích của doanh nghiệp

 

Thu hoạch cà phê. Ảnh: Đức Thụy
Thu hoạch cà phê. Ảnh: Đức Thụy

Trong suốt 29 năm qua, Công ty TNHH một thành viên Cà phê tỉnh luôn xác định việc sản xuất kinh doanh phải luôn đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước, trong đó người lao động luôn được doanh nghiệp chú trọng. Vì lợi ích của người lao động là lợi ích của doanh nghiệp, ông Võ Ngọc Hiếu-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê tỉnh, cho biết: Để người lao động thực sự gắn bó xây dựng doanh nghiệp, vì việc làm, thu nhập hiện tại và tương lai, Công ty xác định cụ thể rõ phương án khoán. Phương án khoán hiện tại của Công ty đang áp dụng từ năm 2007 đến nay là người lao động và doanh nghiệp cùng đầu tư chăm sóc. Nhờ đó, Công ty không chỉ bảo toàn vốn, phân bón cho quá trình đầu tư mà người lao động cũng yên tâm gắn bó vườn cây. Ngoài ra, hàng năm doanh nghiệp còn dành một khoản kinh phí (5 tỷ đồng) để đầu tư hỗ trợ thêm cho công nhân, như dựa theo kết quả đóng góp của công nhân với doanh nghiệp mà doanh nghiệp đầu tư cho không, như: vật tư phân bón, lãi suất, vận chuyển sản phẩm, bao bì đựng sản phẩm…
 

Ông Võ Ngọc Hiếu cho biết: Để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, niên vụ cà phê 2014, Công ty phấn đấu doanh thu đạt 243 tỷ đồng, lợi nhuận 5,3 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 5,3 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, Công ty tiếp tục thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch đảm bảo bền vững theo bộ tiêu chuẩn UTZ Certified. Đảm bảo an toàn tuyệt đối việc ký gửi cà phê của bà con nông dân trên địa bàn Công ty đứng chân.

Còn đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty luôn chú trọng đến công tác cải tạo trẻ hóa vườn cà phê để nâng cao giá trị ngày công lao động và thu nhập cho công nhân. Và đặc biệt, những vườn cà phê có năng suất từ 13 tấn quả tươi/ha/năm trở xuống sẽ được thay thế hàng năm để duy trì vườn cây luôn đạt sản lượng cao. Bởi vườn cây của Công ty khi giao khoán cho công nhân thì không chỉ thế hệ công nhân này đảm nhiệm mà còn chuyển nhượng sang cho thế hệ con cháu nữa. Vì thế, việc bồi dưỡng đất để duy trì, giữ vườn cây đạt năng suất cao luôn được Công ty đặt lên hàng đầu.

Cùng với đó, Công ty còn thực hiện việc liên kết với bà con nông dân trên địa bàn, nhận ký gửi cà phê đảm bảo an toàn, không bị mất mát, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đến chốt giá, nhận tiền. Từ niên vụ cà phê năm 2012-2013, khi bà con trên địa bàn 3 huyện: Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai ký gửi cà phê, Công ty đều có khuyến mãi về phân bón. Nhờ đó, hàng năm, khối lượng sản phẩm bà con ký gửi cà phê năm sau cao hơn năm trước. Nhiều bà con tin tưởng vào Công ty, ký gửi sản phẩm liên tục 2-3 vụ mới đến chốt giá một lần. Hàng năm, Công ty còn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà kho chứa hàng, sân bê tông, lắp đặt cân điện tử.

Bên cạnh việc tập trung sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ chính trị cũng được Công ty coi trọng. Công ty cho rằng, muốn sản xuất thuận lợi thì an ninh chính trị trên địa bàn phải được đảm bảo. Do vậy, riêng phương án khoán của công nhân người Kinh cao hơn công nhân người dân tộc thiểu số. Cụ thể, công nhân Kinh khoán sản lượng 4,2 tấn quả tươi/ha thì công nhân người địa phương chỉ thực hiện định mức 80% trên số lượng khoán này. Hơn nữa, hàng năm, Công ty còn thường xuyên đóng góp ủng hộ các quỹ, tổ chức thăm hỏi động viên và tặng quà các thôn-làng, gia đình chính sách, gặp mặt già làng-cá nhân tiêu biểu. Và hiện tại, Công ty đang nhận đỡ đầu cho một sinh viên con của cựu công nhân dân tộc thiểu số ở làng Bẹk, xã Ia Bă (huyện Ia Grai), 1 triệu đồng/tháng. Để giúp bà con dân tộc thiểu số làng Queng Thoa, xã Ia Pal, huyện Chư Sê-làng kết nghĩa của Công ty, thuận lợi trong sản xuất, phát triển kinh tế, hàng năm Công ty còn đứng ra giúp bà con ứng phân bón, khi sản xuất được thu hoạch đạt hiệu quả thì bà con trả lại cho Công ty.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm