Tạo đà cho công nghiệp nông thôn phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 7-8, Sở Công thương tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. So với lần bình chọn đầu tiên cách đây 2 năm, các sản phẩm tham gia năm nay được đánh giá là nhiều cả về số lượng và đạt hơn về chất lượng. Qua đó cho thấy, sự ra đời của Thông tư 35/2010/TT-BCT quy định về việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã đặt nền tảng khuyến khích, hỗ trợ cho cả ngành công nghiệp nông thôn phát triển.
 

Nghệ nhân Rơ Châm Tih đang trình diễn trên cây đàn Tơrưng được cải tiến. Ảnh: Hà Duy
Nghệ nhân Rơ Châm Tih đang trình diễn trên cây đàn Tơrưng được cải tiến. Ảnh: Hà Duy

Tham gia cuộc bình chọn năm nay có 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn của 13 đơn vị và được chia ra làm 6 nhóm. Trong đó, nhóm dệt thổ cẩm có 12 sản phẩm; nhóm cơ khí có 2 sản phẩm; nhóm chế biến nông-lâm sản có 26 sản phẩm; nhóm hàng thủ công mỹ nghệ 10 sản phẩm; nhóm lương thực-thực phẩm 6 sản phẩm; 5 sản phẩm nhạc cụ truyền thống và 3 sản phẩm thuộc nhóm mây-tre đan. Việc bình chọn sản phẩm thông qua các tiêu chí cơ bản là doanh thu và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật-xã hội và tính văn hóa, thẩm mỹ. Sau khi xem xét, cân nhắc, Hội đồng bình chọn đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2014 cho 31 sản phẩm; đồng thời đề cử 13 sản phẩm tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên vào tháng 8-2014.

Khá nhiều sản phẩm gây ấn tượng tốt từ mẫu mã đến chất lượng. Có thể kể sản phẩm bằng đá như: bộ bình ly gỗ hóa thạch, đá hình cây thông, lục bình gỗ hóa thạch… của cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Phạm Thị Khiêm (TP. Pleiku). Chị Khiêm cho biết: “Lần đầu tiên tham gia nhưng những sản phẩm của chúng tôi đã được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu. Đây là nguồn động viên rất lớn, bởi chúng tôi dành nhiều tâm huyết và công sức cho những sản phẩm này”. Công ty cổ phần Cà phê Thu Hà là doanh nghiệp có nhiều sản phẩm tham gia bình chọn nhất với 7 sản phẩm là cà phê Unique, cà phê phin giấy, cà phê hương chồn, cà phê đặc biệt thượng hạng, cà phê rang đặc biệt số 1, tiêu sọ và măng khô. Với ông Ngô Tấn Giác, cuộc bình chọn là sự khích lệ rất lớn đối với doanh nghiệp, là nguồn động viên, tạo động lực để doanh nghiệp tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Cây đàn Tơrưng nhỏ của Hợp tác xã Nhạc cụ truyền thống Tây Nguyên cũng gây được ấn tượng khá mạnh, sáng tạo với nhiều kiểu để khác nhau: có thể đặt nằm, đứng thẳng, thậm chí treo lên tường. Đàn cũng được gắn thêm chỗ để dùi và một số hoa văn trang trí bắt mắt.

 

Trao Giấy chứng nhận cho các đơn vị có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Trao Giấy chứng nhận cho các đơn vị có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ảnh: Hà Duy

Nhận xét về cuộc bình chọn, ông Huỳnh Ngọc Tục-Giám đốc Sở Công thương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh: “Cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thu hút đông đảo các tổ chức, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia, bước đầu tạo khí thế trong hoạt động phát hiện và tôn vinh các sản phẩm truyền thống, khuyến khích việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sản phẩm chế tác từ nguồn nguyên liệu có sẵn. Đặc biệt có nhiều sáng tạo trong sản xuất, nhiều sản phẩm đa dạng là thế mạnh trên địa bàn tỉnh”. Thông qua việc bình chọn giúp các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và giúp các cơ sở sản xuất nhận thức được tầm quan trong của việc tham gia bình chọn sản phẩm tiêu biểu, từ đó đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển thương hiệu cũng như đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô và thị trường để phát triển sản phẩm lên một tầm cao mới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn tại địa phương phát triển, những cuộc bình chọn cần thiết duy trì. Các cơ quan chức năng tích cực hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công nhằm phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ ở nông thôn. Mở rộng giao lưu hợp tác, liên kết để có nhiều sản phẩm cung ứng thị trường; tạo mối quan hệ với các địa phương ngoài tỉnh, quảng bá sản phẩm. Công tác đào tạo nghề, củng cố các làng nghề cũng cần được quan tâm thích đáng.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm