Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổng kết hoạt động ngành Ngân hàng tỉnh năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014, nhiều đại biểu cho rằng, so với các tỉnh thành khác, Gia Lai vẫn là mảnh đất mà các ngân hàng thương mại tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả. Năm 2013, hoạt động của ngành nói chung là đúng chỉ đạo, đúng định hướng của Chính phủ, của ngành. Các ngân hàng thương mại đã tạo uy tín, niềm tin cho các doanh nghiệp, các ngành trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tới đây, các ngành, địa phương trong tỉnh cần tạo điều kiện để ngân hàng phát huy tốt hơn vai trò nhiệm vụ của mình.
 

Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B

Ông Điền Hoàng-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đúc kết: Với 25 tổ chức tín dụng hoạt động, đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 18.522 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm 2012 và đạt 95,2% kế hoạch; tổng dư nợ cho vay đạt 36.699 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cuối năm 2012 và đạt 106,6% kế hoạch.

Cùng quan điểm, ông Ngô Văn Đốc-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương nhìn nhận: Nợ xấu khống chế ở mức 0,73% tổng dư nợ là thành tích rất lớn của toàn ngành. Các tổ chức tín dụng đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng, nhất là tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng khá cao (22,4% so với cuối năm 2012). Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất theo chủ trương của Chính phủ, tích cực khai thác các sản phẩm dịch vụ.

Thảo luận về các chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2014, đại diện các ngân hàng cho rằng tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức nên cân nhắc trong xây dựng chỉ tiêu. Với mức tăng trưởng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay 17%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ, đa số đại biểu đều cho là phù hợp. Chi nhánh Ngân hàng Công thương thì đặt mục tiêu phấn đấu cao hơn, với dư nợ cho vay tăng 20%. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương nói: Mức phấn đấu trên nằm trong khả năng của chi nhánh, dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, dự lường thuận lợi, khó khăn chung và của đơn vị. Trên hết là chi nhánh có kế hoạch tổ chức thực hiện chặt chẽ, với các giải pháp đồng bộ, cụ thể, triển khai đến từng cán bộ, nhân viên, phòng giao dịch và cơ chế giám sát, khích lệ thật sự kích thích.

 

Ảnh: Huy Tịnh
Ảnh: Huy Tịnh

Ở phương diện khác, một số ý kiến cho rằng, bối cảnh kinh tế không cho phép các ngân hàng thương mại “nới lỏng” chính sách cho vay. Cân nhắc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý luôn được lưu tâm. Tăng trưởng gì cũng phải đặt mục tiêu an toàn lên cao nhất, tăng trưởng mà không an toàn thì không ý nghĩa gì.

Về quan điểm này, ông Nguyễn Đức Phương-Giám đốc Vietcombank Gia Lai nhấn mạnh: Doanh nghiệp có làm gì, bán gì được thì mới đầu tư. Ngân hàng phải nhìn rõ định hướng, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, dự án khả thi như thế nào thì mới đầu tư vốn. Cùng quan điểm, đại diện một số ngân hàng phân tích thêm: Tăng trưởng tín dụng cao chưa hẳn là tốt. Để tăng trưởng tín dụng thì phải chỉ ra dư địa của nó. Thực ra dư địa của tỉnh hiện nay không nhiều, chủ yếu là thúc đẩy kinh tế Gia Lai đi lên; đầu tư cho Bình Phước, Lào, Campuchia không đem lại sự tăng trưởng cho tỉnh. Cần lưu ý và tránh vấp phải sai lầm như trước đây là đầu tư vốn ồ ạt để khách hàng vay “chơi” chứng khoán, bất động sản, đầu cơ vàng. Do vậy, tín dụng phải đúng luồng, tăng trưởng phải trên cơ sở quản trị được rủi ro, tránh phát sinh nợ xấu.

Tình hình cho thấy nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều lần vốn vay ngân hàng. Vừa rồi một số doanh nghiệp kinh doanh nông sản trốn thuế, chiếm dụng tiền hoàn thuế. Thực ra hiện nay ngân hàng muốn đầu tư vào đâu, lĩnh vực gì cũng khó. Nhà hàng, khách sạn, đất đai gần như nhu cầu đã bão hòa. Quy hoạch thủy điện với bao nhiêu dự án cũng đã đầu tư. Tiềm năng phát triển cao su, cà phê, tiêu cũng đã khai thác.

Một số ý kiến nhìn nhận mạnh dạn: Ngân hàng đầu tư vốn cho khách hàng còn dựa vào quan hệ, tài sản là chính mà chưa dựa trên trình độ phát triển, công nghệ, chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển bền vững của doanh nghiệp, của ngành, địa phương. Trong bối cảnh hiện nay, tăng cường khai thác sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tốt nhất, theo hướng của ngân hàng bán lẻ hiện đại, tiên tiến. Dư địa cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng phải phân tích, đánh giá chặt chẽ, khoa học và trên hết là quán triệt quan điểm tăng trưởng an toàn, bền vững.

Liên quan đến chất lượng tín dụng là sự quan ngại rủi ro. Các đại biểu đều bày tỏ sự quan tâm đến thời điểm tháng 6-2014-thời hạn cuối cùng có hiệu lực thực hiện Thông tư 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro. “Nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại vì vậy phải rà soát, đánh giá lại là có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sau cơ cấu hiện nay như thế nào, đã khá hơn chưa. Vì “sức khỏe” của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến tính an toàn, hiệu quả, bền vững của ngân hàng”-ông Nguyễn Đức Phương-Giám đốc Vietcombank Gia Lai bày tỏ. Những khúc mắc, phức tạp và nhiêu khê trong xử lý nợ xấu, phát mãi tài sản thế chấp, cấp trùng bìa đỏ… cũng được ông Phan Tiến Thu-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh “mổ xẻ” tại Hội nghị. Đây thực chất là vấn đề nóng và tiếp tục là mối bận tâm của các ngân hàng khi bước vào năm mới.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm