Tạm trữ cà phê: May ít rủi nhiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây giá cà phê trên thị trường cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng có nhiều biến động, lúc lên cao, xuống thấp…, tranh thủ cơ hội lúc giá cà phê xuống thấp (thường là lúc đầu vụ), nhiều người dân đã bỏ tiền  mua cà phê về nhà tạm trữ, chờ tăng giá bán kiếm lời. Tuy nhiên, trên thực tế những người “hành nghề” này cũng đang vấp phải những lo âu, thấp thỏm vì giá cả, vốn liếng…

Nở rộ “nghề” tạm trữ cà phê
 

 

Hàng năm vào mùa thu hoạch xong cà phê, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, vừa có thêm nguồn vốn để tiếp tục thuê mướn nhân công thu hoạch cũng như giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình.

Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua lại cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời. Anh Lê Văn Phúc (xã Ea Wy, huyện Cư Kuin, Đak Lak) cho biết: “Đầu niên vụ thu hoạch cà phê 2013-2014 vừa qua, khi nghe tin giá cà phê xuống thấp chỉ ở mức 31.000 đồng-33.000 đồng/kg, tôi quyết định đầu tư 186 triệu đồng mua 6 tấn về nhà tạm trữ, đến cuối tháng 3-2014 giá cà phê nhân dao động ở mức 38.000 đồng/kg, rồi lên 41.000 đồng/kg tôi quyết định đem bán và thu về 236 triệu đồng, tính ra đã có lời vài ngàn đồng/kg rồi.

Không chỉ ở Đak Lak người dân mới bỏ tiền ra mua cà phê tạm trữ chờ tăng giá, hiện nhiều người dân ở Đak Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… cũng đang đổ xô vào kinh doanh mặt hàng này, bởi đây được xem là nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận cao nếu biết tính toán, bỏ vốn đầu tư và lựa chọn thời điểm để mua, bán.

Nhiều nỗi lo

Thời gian qua, việc giá cà phê trên thị trường có nhiều biến động khôn lường, nhiều người dân đã đổ xô vào việc tạm trữ cà phê, điều này đã tạo cho họ cơ hội kiếm tiền. Tuy nhiên, trên thực tế những người làm “nghề” này cũng đang vấp phải những lo âu, thấp thỏm bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

 

 Thời gian qua ở các tỉnh Tây Nguyên đang nở rộ “nghề” tạm trữ cà phê. Ảnh: Bá Thăng
Thời gian qua ở các tỉnh Tây Nguyên đang nở rộ “nghề” tạm trữ cà phê. Ảnh: Bá Thăng

Anh Bùi Văn Vinh  (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) cho biết: “Hồi giữa tháng 1-2014, tôi đầu tư 260 triệu đồng mua 7 tấn cà phê với giá 37.000 đồng/kg về tích trữ, đến ngày 12-3-2014, giá cà phê tăng lên 41.300 đồng/kg nhưng tôi lại do dự không bán vì chờ giá cao thêm chút nữa. Ai ngờ từ đó cho đến nay giá giảm hẳn chỉ giao dịch từ 37.000 đồng-39.000 đồng/kg. Để lâu sốt ruột quá cuối cùng tôi đành phải bán… Tính ra đến nay, sau 6 tháng tạm trữ tôi thấy không có lời vì phải chi phí cho việc vận chuyển, thuê kho chứa... Nếu số tiền trên đem gửi tiết kiệm còn lời hơn vì bởi mình không rành về lĩnh vực kinh doanh này.

Ông Bùi Văn Đại (xã Hòa Đông, huyện Krông Păc) còn dở khóc, dở cười hơn khi đi vay mượn hơn 200 triệu đồng mua cà phê để tạm trữ. Ông Đại cho biết: “Thời gian qua thấy bạn bè bỏ tiền ra mua cà phê về tạm trữ lúc giá thấp và bán ra lúc giá lên cao có lời, trong khi giá cà phê có lúc giá lên tới 41.000 đồng/kg… cứ tưởng kinh doanh có lời nên tôi đã vay mua 5,3 tấn cà phê với giá 38.000 đồng/kg, sau 7 tháng “hành nghề” tạm trữ với nhiều nỗi lo về giá cả ai ngờ cà phê tăng không đáng kể tôi đành phải bán với giá 39.000 đồng/kg thu về 206 triệu đồng. Tính ra trừ chi phí vận chuyển, hao hụt còn lãi được 4 triệu đồng, trong khi tiền vay 200 triệu đồng với lãi suất 1,0% mỗi tháng, tôi phải trả mất 14 triệu đồng…”.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Anh, ở đường Phạm Văn Đồng, TP. Buôn Ma Thuột-người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thu mua cà phê ở Tây Nguyên cho biết: “Giá cà phê tại Tây Nguyên trong thời gian qua biến động lên xuống bất thường và dường như nằm ngoài dự báo của chúng tôi… Thời gian qua đã giảm và có thể tiếp tục giảm nữa nên rất khó xác định mức giá thấp nhất, bởi vậy việc tích trữ chờ giá lên khó ai dám chắc tới đây sẽ thắng hay thua nên đại lý chúng tôi chỉ thu mua cầm chừng, tránh nguy cơ thua lỗ”.

Thiết nghĩ, thực tế trên cho thấy với việc giá cà phê biến động, lên xuống thất thường đã tạo cơ hội cho một số cá nhân, doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê chờ cơ hội kiếm lời. Tuy nhiên “nghề” này cũng đang đặt ra nhiều thách thức khó khăn, người dân cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định vay vốn “hành nghề” thu mua cà phê.

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm