Tài liệu lịch sử của Trung Quốc về Hoàng Sa không có căn cứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các tài liệu của Trung Quốc không có sự nhất quán về tên quần đảo và cách giải thích, không chứng minh được chủ quyền của nước này với Hoàng Sa.

Ngày 19-6-2014, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đã đăng tải bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng dành riêng cho báo Yomiuri Shimbun về những va chạm của tàu Trung Quốc và Việt Nam liên quan tới việc thăm dò dầu khí trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa) trên Biển Đông.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng tới bạn đọc.

 

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 năm sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 năm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế


Trước hết tôi muốn làm rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa (tên tiếng Anh: Paracel Islands).

Việt Nam đã công bố nhiều bằng chứng chính thống thể hiện chủ quyền đối với quần đảo này. Ít nhất từ thế kỷ 17, Việt Nam đã khai thác sản vật trên quần đảo này và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều được ghi lại trong các văn bản chính thức của nhà nước thời kỳ này.

Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định có chủ quyền “không thể tranh cãi” từ thời kỳ Bắc Tống, nhưng “tư liệu lịch sử” của Trung Quốc không có căn cứ rõ ràng. Trong các tài liệu cũng không có sự nhất quán về tên quần đảo và cách giải thích, và không chứng minh được chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc vu cáo Việt Nam đâm tàu của Trung Quốc hơn 1.500 lần và cản trở (các hoạt động của Trung Quốc). Thật khó tin trong thời đại hiện nay, những cáo buộc xuyên tạc và thiếu căn cứ này vẫn còn có thể tồn tại.

Ngày 2-5-2014, Trung Quốc đã đặt giàn khoan thăm dò dầu khí cùng nhiều phương tiện hộ tống bao gồm cả tàu và máy bay quân sự vào hoạt động phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển Liên hợp quốc và vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Cả thế giới đã phẫn nộ khi xem các hành động vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Nhiều hãng tin nước ngoài, kể cả các báo Nhật Bản tại hiện trường đã chứng kiến sự hung hăng của Trung Quốc.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, không có nước nào công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tuyên bố Cairo, tuyên bố Postdam và Hiệp định San Francisco đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ được hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia vào quá trình thảo luận để đưa ra hai tuyên bố này nhưng cũng không đề cập gì đến quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1974, lợi dụng chiến tranh tại Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực từ chính quyền miền Nam Việt Nam. Hành động chiếm lãnh thổ nước khác bằng vũ lực vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc nhưng sẽ kiên quyết áp dụng mọi biện pháp hòa bình mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và công lý. Việt Nam mong muốn nhân nhân thế giới, trong đó có nhân dân Nhật Bản tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.