Đặc biệt sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XI và Cương lĩnh 2011 mở ra một thời kỳ mới từ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chuyển sang chủ động hội nhập toàn diện vào đời sống quốc tế, nhưng phải đảm bảo đất nước ta độc lập toàn vẹn lãnh thổ, phát triển nhanh, bền vững. Qua 20 năm thi hành, Hiến pháp 1992 đã tỏ ra nhiều bất cập so với sứ mệnh phản ánh và hướng dẫn sự phát triển của đất nước, cụ thể như sau:
Hội thảo khoa học thi hành Hiến pháp năm 1992. Ảnh: Thanh Nhật |
Trong khi đó Điều 2, Hiến pháp 1992 quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Từ sự không rõ ràng của quy định ở Hiến pháp nên có nhiều cách hiểu khác nhau về các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khi thiết kế các bộ luật, luật cụ thể.
Hiến pháp không quy định rõ các quyền lực nên tổ chức bộ máy nhà nước không theo các nhánh quyền lực nhà nước như hoạt động hành chính tư pháp, tư pháp xét xử, kiểm sát hoạt động tư pháp… Thiếu thiết chế phối hợp kiểm tra, giám sát thực thi quyền lực. Hiến pháp 1992 đã có 14 lần đề cập đến cụm từ giám sát nhưng đến nay chưa có Luật Giám sát.
Hiến pháp 1992 quy định quá dài, quá chi tiết, có những điều trên 200 từ nhưng không đầy đủ, nhất là đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Hiến pháp quy định càng chi tiết, càng nhanh lỗi thời, yêu cầu phải sửa, không sửa không làm được, tuổi thọ Hiến pháp càng ngắn, mất đi tính ổn định, tính quyền uy của Hiến pháp. Nhiều vấn đề Hiến pháp quy định nhưng không được luật hóa, nên không thực hiện được như: Công dân có quyền biểu tình (Điều 69), trưng cầu ý dân (mục 14, Điều 84).
Hiến pháp quy định HĐND các cấp xã, huyện, tỉnh là cơ quan quyền lực, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng HĐND chỉ có quyền ra các nghị quyết về các biện pháp thực hiện pháp luật, còn tất cả quyền lực tập trung về Trung ương. Quốc hội và HĐND là những đại biểu không chuyên nghiệp. Đặc biệt, HĐND các cấp có quyền nhưng không có lực, quyết những vấn đề cấp trên đã quyết.
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Cương lĩnh 2011 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến 2020 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Phải thực hiện phân công rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và có cơ chế phối hợp. Đặc biệt Cương lĩnh 2011 bổ sung 2 từ rất quan trọng là kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước giao. Do đó, việc sửa đổi Hiến pháp lần này vừa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, vừa là tất yếu khách quan. Hiện nay cả nước đang tiến hành tổng kết thực hiện Hiến pháp 1992 nhằm đánh giá toàn diện mặt được, mặt còn hạn chế. Đây cũng là dịp để toàn dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Hiến pháp 1992.