Sông Ba bị ô nhiễm do tuyển quặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bắt nguồn từ đỉnh núi Kon Ka Kinh hùng vĩ, sông Ba được xem là một trong những dòng sông hiền hòa, thơ mộng nhất tỉnh Gia Lai. Không chỉ gắn liền với văn hóa bao đời của người dân bản địa, sông Ba còn là nguồn sống của hàng triệu người dân nơi dòng sông chảy qua. Nhưng kể từ ngày nhà máy tuyển quặng- Công ty cổ phần Khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai đi vào hoạt động, dòng sông bị ô nhiễm trầm trọng.
Một dòng “sông đỏ”
Năm 2007, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 1670/UBND cho phép Công ty TNHH Vạn Lợi khai thác quặng sắt trên diện tích 6,06 ha tại xã Đông (huyện Kbang). Đến đầu năm 2008, Công ty này chuyển giao lại cho Công ty cổ phần Khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai khai thác trên diện tích được phê duyệt. Cuối năm 2009, nhà máy tuyển quặng sắt của Công ty được lắp đặt và đi vào hoạt động.
Hồ tuần hoàn nước tại nhà máy. Ảnh: Lê Anh
Hồ tuần hoàn nước tại nhà máy. Ảnh: Lê Anh
Trong đề án bảo vệ môi trường, nhà máy phải xây dựng 7 hồ tuần hoàn để chứa nước thải cho 3 dây chuyền trong quá trình tuyển quặng. Dù mới chỉ hoàn thành được 4 hồ tuần hoàn, nhưng nhà máy đã vội đi vào hoạt động. Công suất 3 dây chuyền lên đến 60 tấn quặng/ngày và phải cần thấp nhất là 40 m3 nước/dây chuyền. Như vậy, mỗi ngày nhà máy tiêu tốn 120 m3 nước cho quá trình tuyển quặng, trong khi đó dung tích chứa của 4 hồ ước khoảng 17.000 m3  nên nếu 3 dây chuyền cùng hoạt động thì chỉ cần một thời gian ngắn, nước sẽ đầy hồ.
Do không đảm bảo quy trình tuần hoàn nước, cũng như hư hỏng tại các bờ đê bảo vệ và 4 hồ sức chứa hạn chế, nước thải đã trực tiếp chảy thẳng ra sông Ba, nên dòng sông thành màu đỏ, đục ngầu kéo dài từ xã Đông (huyện Kbang) đến huyện Kông Chro, làm cho cuộc sống của hàng ngàn người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Đinh Phớt- xã Đông (huyện Kbang) cho biết: “Ngày trước dân làng còn lấy nước sông Ba về sử dụng nhưng đến nay, ngay cả trẻ em cũng không dám tắm. Hơn 30 năm sống ở đây, chưa bao giờ tôi thấy nước sông Ba có màu lạ đến thế…”.
Không chỉ có những người sống gần nhà máy, thời gian gần đây, sinh hoạt của người dân thị xã An Khê cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm từ sông Ba. Ông Lê Đình Đương- Trưởng ban Quản lý Nhà máy Nước thị xã An Khê cho biết: “Nước sông Ba bị đục từ ngày 20-3-2010 đến nay. Trước đây trời mưa nước cũng đục, nhưng chỉ một ngày sau là trong trở lại, vì đó là bùn già dễ lắng. Còn hiện nay, lượng bùn non trong nước quá lớn, khiến quá trình xử lý lọc nước gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian trước, bể lọc nhanh của chúng tôi một tuần mới súc một lần thì hiện nay ngày nào cũng phải súc. Còn bể lọc ngang thay vì 3 tháng mới súc như trước, thì bây giờ tháng nào cũng súc. Chính vì vậy, nhân dân phàn nàn về chất lượng nước dù chúng tôi đã cố gắng hết sức. Nếu kéo dài tình trạng này e rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân…”.
Ngoài hơn 2.450 hộ dân dùng nước máy bị ảnh hưởng, Ban Quản lý Cấp thoát nước thị xã An Khê cũng tăng chi phí lên gấp đôi để mua vật tư, hóa chất xử lý nước, chi phí tăng gần 100 triệu đồng/năm.
Hoạt động bất chấp lệnh cấm
Ngày 29-4-2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra nhà máy tuyển quặng và đã có kết luận: Do hệ thống bể lắng nước thải không đảm bảo như cam kết bảo vệ môi trường (mới có 4 bể) gây nên tình trạng quá tải làm nước thải tràn ra sông Ba. Theo đó, ngành chức năng đã tạm đình chỉ hoạt động của nhà máy để khắc phục sự cố, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bể lắng đúng như cam kết.
Cống xả thải ra sông Ba. Ảnh: Lê Anh
Cống xả thải ra sông Ba. Ảnh: Lê Anh
Ngày 27-5-2010, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với các cơ quan chức năng huyện Kbang, thị xã An Khê tiếp tục kiểm tra lần 2 và có kết luận: Thực tế có 1/3 dây chuyền hoạt động và hệ thống bơm nước mặt dưới sông Ba để phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Từ cầu treo xã Đông đến xã Nghĩa An (huyện Kbang) chỉ có một điểm xả nước thải duy nhất của nhà máy, đây là nguyên nhân gây nước sông Ba đục trở lại. Tại thời điểm kiểm tra, 4 hồ lắng chưa hoàn chỉnh, các bờ đê thông qua 4 hồ bị vỡ, nước chảy xuyên qua các hồ không có thời gian lắng, lọc rồi chảy qua nương rẫy xuống sông Ba. Đoàn kiểm tra yêu cầu nhà máy chấm dứt hoạt động để xây dựng hệ thống hồ tuần hoàn… Lần này, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai tạm đình chỉ hoạt động của nhà máy tuyển quặng.
Hai lần bị yêu cầu tạm ngưng hoạt động, nhưng nhà máy vẫn không chấp hành. Khi chúng tôi làm việc với ông Nguyễn Minh Hoàng- Quản đốc Nhà máy tuyển quặng thì được lý giải: Do nước mưa chứ nhà máy không hề hoạt động… Ngày 6-6-2010, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng huyện Kbang tiếp tục tiến hành kiểm tra đột xuất nhà máy tuyển quặng, lúc này một dây chuyền của nhà máy vẫn hoạt động, nên bị lập biên bản vi phạm và yêu cầu ngưng hoạt động, đồng thời đề xuất UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nhưng ngay ngày hôm sau nhà máy đã hoạt động trở lại suốt ngày đêm và nước thải vẫn tiếp tục đổ ra sông Ba gây ô nhiễm nặng.
Ngày 9-6-2010, khi trao đổi với chúng tôi (qua điện thoại), ông Hoàng lấy lý do: “Nhà máy chạy “rô đa” để sửa máy…”. Chạy thử mà ra quặng như cách lý giải của ông Hoàng thì quả thật… bó tay.
Ông Phan Anh Khoa- Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kbang cho biết: “Chúng tôi cố gắng kiểm tra thường xuyên nhưng thẩm quyền có hạn. Nếu nhà máy bất hợp tác như vậy, chúng tôi kiến nghị cấp trên kịp thời có biện pháp xử lý dứt điểm vấn đề này…”.
Lê Anh

div>

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.