Sau những cơn “mưa vàng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên tiếp trong những ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã có mưa. Dù lượng mưa nhỏ nhưng đã giải quyết được phần nào tình trạng hạn hán thiếu nước tưới trên các loại cây trồng.

Tiết trời ở xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê đã bớt nóng nhờ cơn mưa kéo dài 2 giờ đồng hồ vào chiều 21-3-2013; trong đó có vệt mưa đá kéo dài 20 phút đi qua khu vực trung tâm xã, làng Nú và làng Klũ.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Mạch thì vệt mưa đá xen với con mưa lớn đã làm một số ít diện tích tiêu mới trồng bị dập lá. Tuy nhiên, diện tích tiêu trên địa bàn xã chỉ khoảng 65 ha-con số quá nhỏ so với các loại cây trồng cần nước tưới, trong đó có 195 ha lúa Đông Xuân và 1.200 ha cà phê.

 

Ông Phạm Dần-thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) thăm vườn tiêu sau cơn mưa. Ảnh: Q.V
Ông Phạm Dần-thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) thăm vườn tiêu sau cơn mưa. Ảnh: Q.V

Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã, chúng tôi có mục sở thị những vườn tiêu, cà phê nằm dọc trục đường chính của xã sau “cơn mưa vàng” vừa qua. Những vườn cà phê, hồ tiêu ngút ngàn tầm mắt nhưng vắng bóng người. Ông Mạch nói: Khoảng 3 ngày trước, tại khu vực này người dân hãy còn dẫn nước tưới cà phê, bơm thuốc trừ rệp sáp với nét mặt đầy lo âu. Sau cơn mưa, mọi việc đã khác hẳn.

Trưởng thôn Thống Nhất-Nguyễn Năng Châu cho biết, trước đây rệp sáp bám đầy trên cây cà phê, có vườn rệp sáp gây hại cả trăm gốc cà phê. Cơn mưa vừa qua đã “cuốn” toàn bộ bụi, rệp sáp bám trên cây cà phê đi hết. Còn ông Phạm Dần-thôn Thống Nhất khẳng định: Cơn mưa vừa qua giúp gia đình tiết kiệm được 10 triệu đồng tiền mua dầu và thuê nhân công tưới 4,5 ha cà phê và hồ tiêu.

Nếu không có trận mưa vừa rồi, sản lượng cà phê năm nay chắc chắc sẽ giảm 1/4. Đặt con số tính toán của chị Dần vào diện tích 1.200 ha cà phê hộ cá thể của xã Ia Tiêm đủ thấy cơn mưa vừa qua đã mang lại cho nông dân không dưới 1 tỷ đồng.

Ông Lê Sỹ Quý- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê khẳng định: Chiều 21-3, mưa đã xuất hiện tại địa bàn nhiều xã của huyện với lưu lượng khác nhau. Lượng mưa trên làm giảm áp lực về thiếu nước tưới cho cây trồng do nắng hạn, đặc biệt là giảm chi phí tưới nước cho cây cà phê, hồ tiêu.

Còn theo tổng hợp của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên thì từ ngày 16 đến 21-3, mưa đã xuất hiện trên địa bàn một số địa phương như: thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, Mang Yang, Kbang, Đak Pơ, Đak Đoa và Chư Pah. Nguyên nhân làm xuất hiện những cơn mưa này là do nắng nóng kéo dài, mây đối lưu phát triển mạnh sinh ra mưa giông nhiệt ở diện hẹp.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah-ông Phạm Minh Châu cho biết: Mưa xuất hiện trên địa bàn 13 xã, trong đó thời gian mưa nhiều nhất là xã Hà Tây khoảng 2 giờ. Dù thời gian mưa không đồng đều, song lượng mưa bổ sung kịp thời nguồn nước cho cây trồng ngắn ngày, hạn chế thấp nhất tình trạng mất mùa do hạn. Đồng thời giúp nông dân trồng cà phê không phải chi phí tưới nước đợt III. Nguồn kinh phí tiết kiệm được tập trung đầu tư khôi phục và thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, đảm bảo năng suất cà phê.

Còn lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang thì nhìn nhận: Mưa xuất hiện liên tiếp trong 3 ngày đã giảm đáng kể tình trạng hạn hán. Tuy nhiên do cây lúa đang ở thời kỳ cuối vụ nên khả năng phục hồi không kịp vì vậy đã ảnh hưởng đến năng suất. Riêng cây cà phê và tiêu không bị thiếu nước nhưng những trận mưa này đã bổ sung lượng nước rất hữu ích.

Nắng nóng kéo dài thời gian qua đã làm 9.200 ha cây trồng các loại trên địa bàn tỉnh bị hạn và thiếu nước tưới; trong đó các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh với tổng diện tích cây trồng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2012-2013 bị hạn, thiếu nước không dưới 1.300 ha. Chiều 20-3, trên địa bàn huyện Kbang đã có mưa to, kèm theo mưa đá. Mưa trên diện rộng khắp tất cả các xã trong huyện và kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, với lượng mưa tại thị trấn Kbang đo được là 63 mm.

Cơn mưa này đã cứu cho hàng trăm ha cây trồng qua khỏi cơn “khát” kéo dài lâu nay, bà con nông dân vô cùng phấn khởi. Ngày sau đó, nông dân đã ra đồng chăm sóc cây trồng và xuống giống  đậu, bắp. Tại khu vực Tây sông Ba, xã Đông do đất đã chuẩn bị trước nên sau mưa nông dân đã tập trung xuống giống đậu xanh khá nhiều. Anh Phạm Thanh Truyền, thôn 7, xã Đông cho biết: “Đang trong nắng hạn cùng cực thì những cơn mưa như thế này đã cứu hàng chục ha cây trồng đang bị héo rũ do hạn. Tranh thủ có mưa, chúng tôi tích cực xuống giống các loại đậu và rau màu khác”.

Tại xã Đông, đến nay người dân đã gieo trồng được trên 400 ha cây trồng các loại, nắng hạn đã làm thiệt hại 70 ha. Ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã cho biết: Mưa đã cứu cho hơn 100 ha rau màu đang bị khô hạn nặng, 65 ha lúa nước đang thiếu nước tưới trầm trọng và hơn 60 ha mía trồng mới cùng mía gốc trên đồng nắng hạn quá không nảy mầm được; cơn mưa này cũng đã giải quyết được hơn 100 ha cà phê không có nguồn nước để bơm tưới. Đây cũng là thời điểm vào vụ gieo trồng, qua kiểm tra thì lượng mưa tương đối lớn, độ thấm của đất đai dày cho nên nhân dân đã bắt đầu xuống giống đậu xanh.

Nhóm PV Nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm