Sẵn sàng vươn tới tầm cao mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau ngày thống nhất đất nước, ngày 15-11-1976, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Gia Lai-Kon Tum được thành lập, tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Gia Lai ngày hôm nay. Sau nhiều lần đổi tên, chia tách, sáp nhập, tháng 7-2013, BIDV Gia Lai tách thành lập thêm Chi nhánh mới Nam Gia Lai, song song hoạt động trên địa bàn tỉnh, tiếp tục khẳng định vai trò ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang 58 năm xây dựng trưởng thành của BIDV.

Trương Vĩnh Minh
Trương Vĩnh Minh-Giám đốc BIDV Gia lai

Đi lên cùng sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa tỉnh nhà

Từ buổi đầu thành lập, rồi qua nhiều lần đổi tên, thay đổi tổ chức, Chi nhánh (CN) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách và giám sát sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích, góp phần hình thành những huyết mạch giao thông quan trọng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi; phát triển cây công nghiệp tập trung: cao su của các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Binh đoàn 15, cà phê khu vực Ia Sao, dự án chè Biển Hồ, đặc biệt là 2 công trình trọng điểm: Nhà máy Thủy điện Ia Ly và đại công trình thủy lợi Ayun Hạ.

Từ năm 1995, thực hiện các quyết định của Chính phủ, hệ thống BIDV chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hạch toán kinh tế chủ động theo cơ chế thị trường. Chi nhánh trở thành địa chỉ quen thuộc, tin cậy của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn; triển khai thành công các sản phẩm tài trợ dự án của BIDV thông qua các đợt thẩm định, đầu mối đồng tài trợ các dự án lớn đã tăng thêm sự tín nhiệm với khách hàng, được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các Tổng Công ty 90, 91, các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước và cung ứng dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh thi công, dự thầu xây lắp…

Bước sang giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế đất nước có những chuyển biến mạnh mẽ cả về thế và lực để chuẩn bị cho quá trình hội nhập. Chi nhánh cùng với cả hệ thống tập trung thực hiện đề án cơ cấu lại toàn diện tổ chức, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, sẵn sàng cho quá trình hội nhập của ngành Ngân hàng và của đất nước. Chi nhánh là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000; bảo đảm khả năng cung cấp chất lượng sản phẩm ổn định và không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Cũng trong giai đoạn này, CN sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mô hình dự án hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Từ năm 2006 đến nay, đánh dấu sự tích cực hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); CN đã xây dựng mô hình hoạt động theo hướng ngân hàng hiện đại từ cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới, nguồn nhân lực. Thời kỳ này cũng đánh dấu bước phát triển mới của CN trong việc hoàn chỉnh thủ tục triển khai thành công nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp lần đầu tiên trên địa bàn với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tạo cơ sở phát triển thêm kênh huy động vốn mới phù hợp với điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp Gia Lai. Bên cạnh đó, CN từng bước mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng phát triển kinh tế khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia... Cùng với nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nguồn vốn do CN tài trợ và đồng tài trợ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp và địa phương. Nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã vươn lên mạnh mẽ trở thành những tên tuổi nổi tiếng như: Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai, các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam... chẳng những sản xuất kinh doanh hiệu quả trong nước mà còn xuất khẩu, mở rộng đầu tư làm ăn ở nước ngoài.

Không chỉ kinh doanh hiệu quả, CN còn tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, luôn là đơn vị tích cực thông qua các chương trình của ngân hàng trung ương cũng như của CN: xây dựng trường học, nhà “Đại đoàn kết”, hỗ trợ xây dựng nhà công vụ của Quân đoàn 3, tài trợ trang-thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt, xây dựng đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ; với tổng kinh phí hỗ trợ hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm CN luôn duy trì các hoạt động tài trợ giáo dục như cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tặng quà cho giáo viên xuất sắc các trường học trên địa bàn, thăm hỏi tặng quà Tết, nhận phụng dưỡng và chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng,...

Gần 40 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn song với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó, CN Gia Lai đã không ngừng trưởng thành trên chặng đường phát triển, mang theo mình sứ mệnh với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế trên vùng đất Tây Nguyên hoang sơ. Thấm mình qua sóng gió và vươn lên hào hùng, BIDV Gia Lai tự hào khẳng định là một thương hiệu uy tín, là địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp, dân cư.

Chủ động vươn tới tầm cao mới 

 

 

Năm 2013, trước yêu cầu hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, BIDV Gia Lai chia tách thành lập thêm chi nhánh mới BIDV Nam Gia Lai, mở ra thời kỳ phát triển mới của BIDV-Gia Lai trên địa bàn. Phát huy truyền thống vẻ vang, 2 CN đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, triển khai các nghiệp vụ và sản phẩm thế mạnh đến khách hàng, chia sẻ thông tin, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và của hệ thống. Quy mô tín dụng của 2 CN đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng 3.500 tỷ đồng; huy động vốn đạt gần 6.300 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với thời điểm trước chia tách, tiếp tục duy trì sự tăng trưởng bền vững, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Riêng với BIDV Gia Lai-CN chủ lực trong hệ thống và là CN đầu mối trên địa bàn, đã không ngừng nỗ lực trở thành ngân hàng phục vụ tốt nhất và hoạt động hiệu quả nhất ở địa phương và nằm trong nhóm dẫn đầu của hệ thống BIDV. Dẫu nhiều bất lợi nhưng năm 2014 và quý I-2015, CN vẫn giữ vững “phong độ” tăng trưởng ổn định và bền vững: huy động vốn cuối kỳ đạt trên 4.200 tỷ đồng, tăng 400 tỷ đồng so với đầu năm; dư nợ cuối kỳ đạt trên 7.000 tỷ đồng, tăng trên 500 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu 0,48%, thu dịch vụ ròng cả năm 2014 đạt 53 tỷ đồng tăng trên 50% so với năm trước, phát hành 15.000 thẻ các loại… tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu hệ thống về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng bền vững, đảm bảo an toàn, hiệu quả, dẫn đầu các CN trên địa bàn về thị phần dịch vụ, lợi nhuận, ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ, nhân viên, đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong hệ thống BIDV và là CN lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2015, BIDV Gia Lai tiếp tục theo sát sự chỉ đạo của BIDV và định hướng phát triển của tỉnh để tiếp tục giữ vững và phát huy đà tăng trưởng. Trong đó, tập trung đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn để tăng trưởng nhanh quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các dự án quan trọng cần tập trung đầu tư vốn như dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, dự án thủy điện Hạ Sê Kông tại Lào của Công ty TNHH V&H Corporration, dự án thủy điện Đak Pô Cô của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện năng Đức Long Gia Lai. Tăng cường thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ có chất lượng hoạt động tốt nhằm ổn định quy mô tăng trưởng, đảm bảo tính bền vững cao. Trong nhóm khách hàng bán lẻ, CN tập trung vào phân khúc khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thu mua chế biến hàng nông-lâm sản, phân phối hàng nhu yếu phẩm... mà địa phương có nhiều lợi thế. Mục tiêu đặt ra trong năm 2015 là tiếp tục phát triển bền vững, phấn đấu quy mô huy động vốn tăng trưởng 15-20%, tín dụng tăng trưởng 25-30%; thu dịch vụ ròng tăng 30%; trở thành ngân hàng dẫn đầu về huy động vốn và dịch vụ trên địa bàn; về tín dụng là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất, hoạt động kinh doanh với hiệu quả tối ưu, giữ vững vị thế đơn vị lá cờ đầu khu vực Tây Nguyên.

Chi nhánh cho rằng thành công trong thời gian qua ngoài nỗ lực của tập thể đơn vị còn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, ngân hàng trung ương, sự ủng hộ của các doanh nghiệp, quý khách hàng. Nhân kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống của BIDV, thay mặt BIDV-Gia Lai, xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo tỉnh, ngân hàng trung ương, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, sự hợp tác có hiệu quả của các sở, ngành trong tỉnh; sự quan tâm theo dõi động viên của các vị lãnh đạo Trung ương, địa phương và của cán bộ, nhân viên CN qua các thời kỳ. Cảm ơn sự đồng cảm sẻ chia trong quá trình đi lên của các DN, quý khách hàng đối với BIDV Gia Lai. Chúng tôi coi đó là nhân tố quan trọng mang lại thành công trong thời gian qua và mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa chúng ta ngày càng phát triển, đem lại kết quả cao hơn.

Trương Vĩnh Minh (Giám đốc BIDV Gia Lai)

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm