Rừng vẫn bị mất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý là một trong những phương án thí điểm nhằm tìm ra giải pháp quản lý bảo vệ rừng bền vững. Thế nhưng từ khi triển khai thực hiện đến nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc giao đất giao rừng khiến cộng đồng dân cư nhận rừng quản lý vẫn chưa hưởng lợi nhiều từ rừng.

Rừng vẫn bị mất!

Gia Lai là một trong những tỉnh được Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chọn thực hiện thí điểm giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ. Theo thống kê của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, toàn tỉnh hiện có 7 cộng đồng dân cư thôn được giao quản lý và bảo vệ 4.234,5 ha rừng. Tại xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang), làng Đê Tar nhận 2.860 ha, làng Đê Klah nhận 409 ha. Tại xã Lơ Pang (huyện Mang Yang), làng Chưp nhận 116 ha. Làng Kinh Pênh và Plei Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) nhận 404 ha. Làng Chư Bah A và Chư Bah B (thị xã Ayun Pa) nhận 109 ha. Về nguyên tắc, cộng đồng dân cư được Nhà nước trao quyền sử dụng đất và được hưởng lợi từ chính diện tích rừng mang lại. Tuy nhiên, thực tế lại không như mong muốn. Trong chuyến khảo sát mới đây của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, nhiều “lỗ hổng” đã bộc lộ khá rõ.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Năm 2009, cộng đồng làng Plei Pông nhận quản lý 304 ha rừng tại tiểu khu 1162 với nhiều cơ chế được hưởng lợi. Tuy vậy, qua 5 năm quản lý (2009-2013), diện tích rừng chỉ còn 215 ha, với mức giảm trung bình 19,8 ha/năm. Tương tự, cộng đồng làng Kinh Pênh nhận 100 ha tại 2 tiểu khu 1161 và 1163. Qua 5 năm, diện tích chỉ còn 50 ha. Theo đánh giá của UBND xã Chư A Thai, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rừng giao cho cộng đồng quản lý bị giảm là do trong phương án giao rừng gắn với đất lâm nghiệp lại không tính trừ diện tích bị ngập của lòng hồ thủy lợi Ayun Hạ.

Bên cạnh đó, người dân ở các xã khác sang xâm lấn canh tác, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng thường nể nang nhau. Đặc biệt, diện tích rừng giao cho 2 cộng đồng thôn của xã Chư A Thai phần lớn là rừng nghèo kiệt và chủ yếu là gỗ tạp. Vì vậy, việc khai thác sử dụng lâm sản và các lợi ích khác từ rừng chưa mang lại nhiều cho người dân. Việc tận dụng diện tích rừng được giao để sản xuất nông-lâm nghiệp kết hợp vẫn chưa thực hiện được. Trưởng thôn Plei Pông-ông Rưm cho hay: “Cả thôn có 84 hộ với 3 dân tộc Bahnar, Jrai và Kinh. Từ khi được nhận rừng, thôn đã chia ra các tổ để tuần tra bảo vệ. Tuy nhiên, diện tích rừng được giao cách xa đến 7 km, trong khi mỗi ngày đi tuần tra người dân được trả tiền công chỉ 10.000 đồng/ngày. Từ khi nhận rừng quản lý bảo vệ đến nay, bà con chỉ lấy được tranh, tre và các cành cây… để làm chòi. Đất đai khô cằn nên người dân trồng bạch đàn cũng không sống nổi”.

So với những nơi khác, làng Đê Tar (xã Kon Chiêng) có cách làm tốt hơn. Hầu hết người dân nơi đây sống dựa vào rừng, vì vậy ý thức và kinh nghiệm trong việc quản lý bảo vệ rừng đã được nâng lên rõ rệt. Diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý là 2.594 ha. Rừng được Nhà nước cấp sổ đỏ công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài với thời hạn giao rừng là 50 năm. Tuy nhiên, sau nhiều năm cũng không tránh khỏi tình trạng rừng bị xâm lấn và giảm gần 50 ha.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Đoàn khảo sát kiểm tra rừng tại làng Kinh Pênh. Ảnh: N.D

Cần những giải pháp phù hợp

Nhìn một cách tổng thể, diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư quản lý chủ yếu là rừng nghèo kiệt, lại cách xa khu dân cư. Do đó, qua 5 năm thực hiện vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả trong công tác giữ rừng. Ông Trương Quốc Việt-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Thiện cho biết: Cách thức giao rừng như hiện nay là không hiệu quả. Vì rừng quá nghèo dẫn đến người dân không được hưởng lợi. Bên cạnh đó, chế hộ 10.000 đồng/ngày công tuần tra, sẽ rất khó cho người dân cộng đồng tích cực tham gia bảo vệ rừng. Giao rừng cách xa khu dân cư khiến công tác túc trực 24/24 giờ là rất khó. Đặc biệt, nếu lâm tặc tấn công những người trong cộng đồng đi tuần tra thì họ làm sao được bảo vệ kịp thời.


Trong chuyến khảo sát thực tế việc thực thi các chính sách pháp luật trong giao rừng cho cộng đồng mới đây, ông Huỳnh Thành-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư không nhiều. Tuy nhiên phần lớn người dân không được hưởng lợi nhiều từ diện tích rừng được giao, đặc biệt rừng cách quá xa khu dân cư. Bên cạnh đó, cơ chế còn cứng nhắc, không phù hợp. Người dân không muốn nhận quản lý rừng vì sợ trách nhiệm và nhất là hiện trạng rừng giao là rừng nghèo kiệt, người dân không được hưởng lợi nhiều vì vậy họ đề nghị trả lại rừng cho Nhà nước là điều dễ hiểu. Trong thời gian tới, ngành chức năng cần rà soát lại toàn bộ diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý để có đánh giá chính xác, đầy đủ giúp người dân hưởng lợi dưới tán rừng.

Nguyễn Diệp-Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).