Rà soát, cân đối lại nguồn chi ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong bối cảnh ngân sách địa phương đang bị hụt thu, nhiều khả năng khó đạt dự toán HĐND tỉnh giao năm nay thì việc sử dụng các giải pháp để cân đối ngân sách là vô cùng cần thiết. Theo đề xuất của ngành Tài chính thì sẽ sử dụng tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm 7 tháng năm 2013, cắt giảm chi thường xuyên, cắt giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)...

Theo báo cáo chính thức từ Sở Tài chính, số chi ngân sách địa phương 9 tháng năm 2013 đạt 5.420,6 tỷ đồng, bằng 74,4% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 72,1% dự toán HĐND tỉnh giao và cao hơn 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, địa phương đã thực hiện các khoản chi đầu tư XDCB, phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

 

Ưu tiên nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển. Ảnh: Quang Tấn
Ưu tiên nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển. Ảnh: Quang Tấn

Cụ thể, nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện là 626,269 tỷ đồng/1.313,8 tỷ đồng, bằng 47,6% kế hoạch. Trong đó, chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương thực hiện 285.2 tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 48,1% dự toán HĐND tỉnh giao, thấp hơn 59% so cùng kỳ năm ngoái (đã giải ngân khối lượng hoàn thành là 507,8 tỷ đồng, bằng 81% tổng số giải ngân).

Từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện chi đầu tư XDCB 29,114 tỷ đồng/158,288 tỷ đồng, bằng 18,3% kế hoạch. Trong đó, thanh toán khối lượng hoàn thành là 29,114 tỷ đồng, bằng 100% tổng số giải ngân. So với mọi năm, công tác đầu tư XDCB của tỉnh được triển khai trong điều kiện thuận lợi khi kế hoạch vốn được Trung ương và tỉnh giao sớm, các chủ đầu tư tích cực đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, cấp bách.

Công tác quản lý vốn đầu tư đi vào nền nếp, tiến độ thi công và giải ngân vốn thực hiện khá tốt ở một số địa phương. Tuy nhiên, một số dự án vẫn chậm tiến độ triển khai so với kế hoạch, tỷ lệ giải ngân đạt thấp do vướng khâu giải phóng mặt bằng, điều chỉnh lại dự án hoặc nhà thầu thiếu năng lực tài chính, chưa tập trung đầy đủ vật tư-nhân lực-thiết bị dẫn đến thi công cầm chừng, thậm chí chậm triển khai thi công...

Ở lĩnh vực chi thường xuyên đã thực hiện 4.266,4 tỷ đồng, bằng 80,4% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 80,5% dự toán HĐND tỉnh giao, cao hơn 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ tích cực triển khai thực hiện nên đã kịp thời chi các khoản theo chế độ như tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội; lương hưu, trợ cấp người có công và trợ cấp đối với cán bộ xã nghỉ việc; các chế độ, chính sách an sinh xã hội như trợ cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách, hỗ trợ giống cây trồng-phân bón, cấp bò giống, chính sách miễn-giảm-hỗ trợ chi phí học tập, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội...; về chi các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), Chương trình 135, dự án, nhiệm vụ chi do Trung ương bổ sung đã thực hiện 623,4 tỷ đồng, đạt 50,7% dự toán HĐND tỉnh giao.

Năm nay, vốn CTMTQG được Trung ương, tỉnh phân bổ và giao kế hoạch từ đầu năm, với các khoản như: nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013 có tổng kinh phí là 162,1 tỷ đồng, vốn chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn có tổng kinh phí 90 tỷ đồng, vốn các CTMTQG có tổng kinh phí là 361 tỷ đồng. Cho đến trung tuần tháng 9-2013, CTMTQG xây dựng nông thôn mới lũy kế thực hiện (2011, 2012, 2013) là 127,018 tỷ đồng/179,658 tỷ đồng, đạt 70,7%; chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình thực hiện 6,7 tỷ đồng/10,7 tỷ đồng, đạt 62,6% (trong đó kinh phí năm 2012 chuyển sang 1,6 tỷ đồng); CTMTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện 16,8 tỷ đồng/26,3 tỷ đồng, đạt 63,8% (trong đó kinh phí năm 2012 chuyển sang là 4,7 tỷ đồng)...

Trong thời gian còn lại của năm 2013, để đảm bảo cân đối thu-chi ngân sách trong điều kiện hụt thu, cùng với việc đề xuất Trung ương xem xét cấp bù nguồn thu bị hụt đối với tỉnh đặc thù khu vực Tây Nguyên thì Sở Tài chính cũng đã có các giải pháp cân đối như: sử dụng tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm 7 tháng năm 2013; nguồn kết dư ngân sách tỉnh năm 2013; cắt giảm chi thường xuyên; chi đầu tư XDCB; sử dụng 50% dự phòng ngân sách; sử dụng 30% quỹ dự trữ tài chính.

Đối với chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, đề nghị các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm 2013 kịp thời, đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn đã bố trí trong kế hoạch, không để mất vốn, không gây nợ đọng XDCB. Tích cực thu hồi nợ tạm ứng tồn đọng, kéo dài từ năm 2011 trở về trước và số dư tạm ứng năm 2012, 2013 đối với các dự án có khối lượng, các dự án đã thực hiện tạm ứng nhưng nhà thầu không thực hiện thi công.

Triển khai các biện pháp tập trung nguồn lực nhằm đảm bảo cân đối ngân sách, trường hợp giảm thu so với dự toán phải chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của huyện, thị xã, thành phố để bù đắp, đồng thời rà soát, sắp xếp lại việc thực hiện các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên; cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, đảm bảo chi trả kịp thời các khoản chi theo chế độ, chi lương, chế độ chính sách đảm bảo an sinh xã hội...

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm