Quốc hội khóa XIII: Trách nhiệm, dân chủ và ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc hội khóa XIII, với tinh thần trách nhiệm cao, đã triển khai một khối lượng lớn công việc về lập hiến, lập pháp...

Kỳ họp thứ 11-kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII-vừa bế mạc, đánh dấu một nhiệm kỳ Quốc hội đầy sôi động và ấn tượng. Nhiều con số kỷ lục, nhiều điểm mới được ghi nhận tại nhiệm kỳ Quốc hội lần này.

Hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, trong nước thì thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức, Quốc hội khóa XIII, với tinh thần trách nhiệm cao, đã triển khai một khối lượng lớn công việc về lập hiến, lập pháp, quyết định nhiều vấn đề quan trọng và thực hiện tốt việc giám sát tối cao của mình.

 

Một phiên họp tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII (Ảnh: Quochoi.vn)
Một phiên họp tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII (Ảnh: Quochoi.vn)


Về lập hiến, lập pháp, Quốc hội khóa XIII ghi dấu ấn với việc thông qua 107 luật, bộ luật-một con số kỷ lục từ trước đến nay (nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI thông qua 84 luật, bộ luật; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII thông qua 67 luật, bộ luật). Ngoài các luật, bộ luật liên quan trực tiếp đến đời sống người dân như Bộ luật Dân sự sửa đổi, Bộ luật Hình sự sửa đổi, Luật Đất đai sửa đổi, Luật Báo chí sửa đổi, Luật Lao động sửa đổi, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành trọng trách xây dựng và thông qua bản Hiến pháp 2013.

Việc xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được tiến hành công phu, nghiêm túc, chắt lọc, tiếp thu được nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ của cử tri và nhân dân cả nước, của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học, kiều bào ta ở nước ngoài. Có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân và khoảng 28 000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Với trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của từng cá nhân các vị đại biểu Quốc hội, bản Hiến pháp đã được chỉnh sửa và thông qua, khẳng định tiếp tục bảo đảm, tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; làm rõ hơn các nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo cơ sở chính trị pháp lý quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước; thể hiện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về chức năng “Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước”, Quốc hội khóa XIII đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 sát với thực tiễn hơn, tập trung kiềm chế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả và đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tạo chuyển biến tích cực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quốc hội cũng thảo luận, cân nhắc thận trọng và khẳng định sự cần thiết, tính đúng đắn của chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, xác định đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng động lực phát triển kinh tế-xã hội phía Nam và cả nước.

Liên quan đến hoạt động giám sát tối cao, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành nhiều nội dung giám sát quan trọng, từ những vấn đề kinh tế vĩ mô đến các vấn đề dân sinh bức xúc như quy hoạch làng nghề, quy hoạch thủy điện, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, quản lý đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, vấn đề oan sai...

Thông qua giám sát, nhiều hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành của các nghành, các cấp được phát hiện, nhiều kiến nghị của cử tri, của các vị đại biểu Quốc hội đã được các cơ quan chức năng nghiêm túc tiếp thu, giải quyết, tạo chuyển biến tích cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đặc biệt, hai vụ án oan sai được làm sáng tỏ là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận đều có dấu ấn đậm nét của các vị đại biểu Quốc hội.

Việc chất vấn, giải trình được thực hiện không những ở các phiên họp toàn thể mà còn ở Ủy ban thường vụ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, được phát thanh và truyền hình trực tiếp để đông đảo cử tri theo dõi.

Trong lĩnh vực đối ngoại, tại nhiệm kỳ này, Quốc hội đã tổ chức thành công Đại hội đồng lần thứ 132 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-132). Đây là Hội nghị quốc tế đa phương lớn nhất mà Việt Nam đăng cai tổ chức. Với chủ đề “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”, IPU-132 đã góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng, triển khai Chương trình Nghị sự phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc sau năm 2015. Việc tổ chức IPU-132 thể hiện tinh thần chủ động, tích cực của Quốc hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, không chỉ vì lợi ích quốc gia, dân tộc, mà còn vì hòa bình, hợp tác và phát triển của cộng đồng quốc tế và nhân loại.

Quốc hội khóa XIII là một trong những nhiệm kỳ đặc biệt với việc 2 lần bầu và phê chuẩn các chức danh của Quốc hội và Nhà nước. Lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm của mình, Quốc hội Việt Nam có một vị nữ Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao thực hiện việc tuyên thệ trước Quốc hội sau khi được bầu. Và cũng lần đầu tiên, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã giúp những người đứng đầu các bộ, ngành không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác. Nhiều bộ, ngành, lĩnh vực như giao thông, kế hoạch-đầu tư, ngân hàng... đã có những chuyển biến tích cực, được đông đảo cử tri ghi nhận.

Cũng tại nhiệm kỳ này, Quốc hội đã tiến hành đổi mới, cải tiến hoạt động của các cơ quan trực thuộc, của các đoàn đại biểu Quốc hội và của các vị đại biểu Quốc hội. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các vị đại biểu Quốc hội được cải thiện rõ rệt, hiệu quả công việc tăng lên. Tòa nhà Quốc hội mới được đưa vào sử dụng, Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam đi vào hoạt động, thông tin của đoàn đại biểu Quốc hội, của Hội đồng Nhân dân các cấp được các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật đến với đông đảo cử tri và nhân dân cả nước, góp phần tốt hơn vào việc giám sát các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các vị đại biểu dân cử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những điều chưa làm được hoặc chưa trọn vẹn đối với một khóa Quốc hội được cho là đầy ắp các sự kiện và ấn tượng. Đó là việc thường xuyên phải điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Một số đạo luật còn có những quy định chưa phản ánh sát thực nhu cầu cuộc sống nên tính khả thi không cao. Một số quy định còn mang tính nguyên tắc chung nên khi triển khai thực hiện vẫn phải phụ thuộc vào văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Giữa các văn bản khác nhau vẫn còn có trường hợp quy định thiếu tính thống nhất. Công tác chuẩn bị đối với một số dự án luật vẫn chưa bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng văn bản trình Quốc hội chưa được như mong muốn. Cơ chế tranh luận cũng cần được cải tiến để giúp các vị đại biểu Quốc hội có điều kiện bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau nhằm đi đến thống nhất.

Và một điều đáng tiếc nữa cũng không thể không nhắc đến là tại nhiệm kỳ này, có hai vị đại biểu bị miễn nhiệm, một người do khai lý lịch không trung thực, một người vi phạm pháp luật. Đây đó còn có đại biểu phát ngôn chưa chuẩn mực, phê phán, chỉ trích nhau trên các trang mạng xã hội không đúng với văn hóa nghị trường.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đã khép lại với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng tựu chung lại là sự phấn khởi, tin tưởng vào tương lai của đất nước, của dân tộc, sự kỳ vọng của cử tri đối với một Chính phủ mới kiện toàn trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và đổi mới, Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội, tái cử hoặc không tái cử, dù ở cương vị công tác nào, sẽ tiếp tục đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.