Quản lý khai thác khoáng sản ở Ayun Pa: Còn nhiều vướng mắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên cấm, dưới cứ làm!

(GLO)- So với các địa phương khác trong tỉnh thì thị xã Ayun Pa thuộc diện nghèo về tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn chỉ có 9 điểm mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động gồm: 2 bãi đá chẻ xây dựng ở xã Ia Rbol và xã Chư Băh; 3 bãi đất cấp phối ở xã Ia Sao, Ia Rbol và Chư Băh; 4 bãi cát xây dựng gồm 3 bãi dọc sông Ba gần khu vực cầu Cây Sung thuộc xã Ia Rtô và ở buôn Hing thuộc phường Sông Bờ, 1 bãi dọc sông Ayun đoạn phía dưới cầu Quý Đức thuộc phường Cheo Reo.

Tuy nhiên, các điểm khai thác trên chưa được UBND tỉnh cấp phép khai thác theo quy định của Luật khoáng sản.

 

Khai thác cát trái phép trên sông Ayun. Ảnh: Đ.P
Khai thác cát trái phép trên sông Ayun. Ảnh: Đ.P

Dẫu vậy, để phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng cơ bản của địa phương và nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân nên UBND thị xã buộc phải “vượt rào” để cho các điểm khai thác khoáng sản trên “mở cửa” hoạt động.

Ông Hồ Văn Diện-Phó chủ tịch UBND thị xã cho biết: Trên địa bàn hiện đang triển khai thi công nhiều công trình quy mô lớn cần tới khối lượng đất cấp phối, cát xây dựng khổng lồ như: Đường Đông Trường Sơn, cầu và đường buôn Hing; kè bờ tây sông Ba; kể cả việc thi công mở rộng, nâng cấp quốc lộ 25 và nhiều công trình phòng học, nhà ở dân sinh khác.

Mặc dù UBND thị xã và cả phía chủ đầu tư, đơn vị thi công đã nhiều lần kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh cấp phép khai thác đất, cát, đá phục vụ xây dựng nhưng không được chấp nhận. Trong tình thế đó, để đảm bảo tiến độ công trình và phục vụ nhu cầu thực tế của người dân, Ban Thường vụ Thị ủy đã có chủ trương giao cho UBND thị xã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế, các xã, phường hướng dẫn cho các chủ đầu tư thống kê khối lượng đất, cát, đá theo nhu cầu từng công trình để nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Từng công trình cụ thể đăng ký biển số xe ô tô tham gia chở vật liệu để được phép khai thác, vận chuyển đến chân công trình.

 

Ảnh: Đức Phương
Ảnh: Đức Phương

Mặc dù thị xã đã quan tâm chỉ đạo trong công tác quản lý nhưng không tránh khỏi việc hoạt động khai thác có lúc diễn ra lộn xộn, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Điển hình là mới đây thị xã phát hiện xe chở đất của ông Vọng tham gia chở đất cấp phối phục vụ thi công đường Trần Quốc Toản nhưng lại chở đất đi bán cho công trình khác; và hàng ngày có vài chục chuyến xe mang biển kiểm soát của Đak Lak chở cát trên địa bàn ùn ùn kéo về phía huyện Ea H’Leo (Đak Lak).

Khó trong công tác quản lý

Kể từ năm 2009, khi Luật khoáng sản có hiệu lực thì các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh cấp phép khai thác. Cũng từ năm đó, UBND tỉnh ban hành Bản đồ quy hoạch các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh và hàng năm đều có bổ sung các điểm mỏ vào bản đồ quy hoạch theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, ở Ayun Pa đến nay vẫn chưa có điểm mỏ khoáng sản nào được đưa vào bản đồ quy hoạch của tỉnh. “Có lẽ đây là lý do khiến cho các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản của thị xã Ayun Pa trình lên trong mấy năm gần đây đều bị UBND tỉnh từ chối”-ông Trương Như Quảng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ayun Pa giải thích.

Ngoài nhu cầu đất, cát, đá phục vụ các công trình lớn của thị xã đã được “mở cơ chế” cho chủ đầu tư và đơn vị thi công khai thác vật liệu xây dựng để đảm bảo tiến độ thì UBND thị xã cũng cho phép UBND phường Sông Bờ, Cheo Reo và xã Ia Rtô ký hợp đồng với 3 cá nhân trên địa bàn khai thác 4 bãi cát dọc sông Ayun và sông Ba. Việc khai thác này có thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường theo cách thức khoán hàng năm. Dẫu vậy, hoạt động này là trái với Luật Khoáng sản và các quy định của nhà nước.

Mới đây, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh đi kiểm tra, phát hiện ông Lê Trọng Thủy trú ở tổ 2, phường Cheo Reo là chủ bãi cát ở khu vực cầu Cây Sung thuộc xã Ia Rtô khai thác không có giấy phép và ra quyết định xử phạt 10.000.000 đồng cho dù, ông Thủy cũng thuộc diện được “vượt rào” để ký hợp đồng khai thác bãi cát với UBND xã Ia Rtô và nộp thuế tài nguyên môi trường là 4.000.000 đồng/tháng.   

Nhu cầu đất, cát, đá phục vụ xây dựng ở thị xã Ayun Pa đang rất bức xúc nhưng thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản ở đây vẫn đang tồn tại vòng luẩn quẩn chưa có hồi kết: Tỉnh cấm-thị xã cho phép khai thác-ngành chức năng kiểm tra xử phạt!

Đức Phương
 

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.