Lá thư giúp cô gái Pháp tìm thấy mẹ Việt chỉ sau 7 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
7 ngày sau khi đăng một lá thư tìm mẹ đẻ, Châu nhận được tin có người phụ nữ ở Vũng Tàu từng để lại con ở bệnh viện.
Hơn bốn tháng kể từ lúc tìm thấy mẹ ruột là bà Đỗ Thị Chiểm, 66 tuổi ở Vũng Tàu, Amandine Durand, cô gái Việt kiều Pháp (khai sinh là Đỗ Thị Ngọc Châu) cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa, vì đã lắp được mảnh ghép còn thiếu của đời mình.
Châu bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ năm 1995, khi mới sinh được mấy ngày. Cô bé được chuyển đến Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, và 6 tháng tuổi thì được vợ chồng người Pháp nhận nuôi. 
P
"Bố mẹ không có con, nên tôi là món quà vô giá của họ. Tôi được đi du học ở Anh, đi du lịch khắp nơi", Châu kể. Điều buồn duy nhất là mỗi khi ra đường, Châu phải nép vào mẹ để trốn những ánh mắt tò mò, bởi cô lạc lõng với tóc đen, da ngăm. 
Những lần được bố cho về Việt Nam du lịch, cô bé thoải mái hơn bởi thấy mọi người thân thiện, không nhìn mình như ở Pháp. "14 tuổi, tôi có ý định đi tìm thân sinh. Bố mẹ ủng hộ, nhưng nói tôi phải tự lập, làm việc chăm chỉ".
Ở tuổi 23 tuổi, cô đã có thu nhập cao từ công việc marketing, tự mua được nhà, xe, tham gia một tổ chức từ thiện, và vẫn đau đáu tìm về cội nguồn. 
 Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin tìm mẹ. Ảnh: NVCC.
Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin tìm mẹ. Ảnh: NVCC.
"Nhất định phải tìm được mẹ để biết mình sinh ra như thế nào và giúp bà về kinh tế nếu có thể. Hơn 20 năm ở Pháp, bà là mảnh ghép Việt Nam còn thiếu của tôi", Châu viết trong lá thư tìm mẹ khi về Việt Nam tháng 6 vừa qua. 
Lá thư nhanh chóng được đăng tải trên báo, các trang mạng xã hội. Ngày 12/7, một người hàng xóm của bà Chiểm đọc được, báo cho bà biết. Bà gọi điện cho nơi đăng lá thư.
Nhận tin, cô gái trẻ đi hơn 80 km đến thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu gặp bà Chiểm. Đập vào mắt cô là căn nhà lá rách nát, xoong nồi, bát đĩa vương vãi, bên trong chỉ có chiếc giường là giá trị nhất. Nhìn cảnh đó, Châu rất thương, nhưng cô thấy mình không giống người phụ nữ nọ, nên đề nghị giám định ADN. 
Bốn ngày sau, cầm tờ kết quả khẳng định cùng huyết thống, Châu òa lên vui sướng. Cô đăng niềm vui lên trang cá nhân: "Tôi đã tìm được gia đình rồi. Từ nay tôi có đến hai người mẹ, hai đất nước và hai nền văn hóa. Tôi là cô gái may mắn".
Sáng 5/11 vừa qua là ngày gặp mẹ lần hai, Châu hồi hộp, háo hức. "Cảm giác tim đập rất nhanh. Đứng trước tủ đồ, tôi không biết chọn bộ nào để mặc, cái nào cũng không vừa ý". Cuối cùng, cô để mặt mộc, tóc cột cao, mặc chiếc váy màu đen, ôm sát người như trong tấm hình chụp đăng tìm mẹ 4 tháng trước.
Phần bà Chiểm, sáng sớm đó bà mới được con lớn báo tin (vì sợ bà mong, không ăn uống được), nên không kịp ăn sáng, vẫn mặc nguyên bộ đồ ở nhà, đi đôi dép lê cũ bắt vội xe lên Sài Gòn.
Gặp mẹ, dù có rất nhiều lời muốn nói, muốn hỏi bà đi đường có mệt không, có vui khi gặp mình không, nhưng Châu chỉ thốt lên được hai từ "mẹ ơi" - tất cả vốn tiếng Việt khi đó - rồi cứ thế ngồi ôm, nắm tay bà suốt hơn 2 tiếng.
"Tôi muốn xin lỗi con, muốn nói rằng, tôi là người mẹ xấu, không đáng được tha thứ, nhưng tôi không biết tiếng nước ngoài", bà Chiểm kể. Cả buổi đó bà cũng chỉ ngồi im ngắm và ôm con. 
"Tôi chẳng nuôi, chăm sóc gì cho nó, vì thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc", bà Chiểm nói. Còn Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.
"Tôi chẳng nuôi, chăm sóc gì cho nó, vì thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc", bà Chiểm nói. Còn Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.
Ký ức năm 1995 đó đổ về. Khi ấy, bà mang thai con út ở tuổi 43. Thai hơn 6 tháng bà bị băng huyết phải vào Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Cô bé con chào đời chỉ nặng 1,6 kg, phải nằm lồng kính, cơ hội sống chỉ có 20%. 
"Lúc đó, vợ chồng tôi chẳng có tiền, ở nhà còn 6 đứa con nhỏ. Nghe nhiều người nói con bé không sống được, tôi với ông ấy rất buồn. Trong lúc túng quẫn, suy nghĩ nông cạn, vợ chồng tôi thu gói đồ đạc âm thầm bỏ về quê, để con ở lại", bà Chiểm nhớ lại. 
Về quê, họ nói với bà con hàng xóm là bé đã chết. "Những năm sau đó, vợ chồng tôi sống trong dằn vặt. Ông Út chồng tôi quá hối hận, đã thú nhận với họ hàng chuyện bỏ con. Còn tôi nghĩ nó mất rồi nên không đi tìm", người mẹ nhớ lại. Ông Út bị bệnh đã mất 3 tháng trước. 
"Bây giờ tôi đã hiểu vì sao mẹ bỏ mình. Tôi không giận mẹ, vì nhờ thế tôi mới có được một cuộc sống tốt, được bố mẹ nuôi yêu thương", cô gái gốc Việt chia sẻ.
Châu và bố nuôi người Pháp hồi cô hơn 1 tuổi. Ảnh: NVCC.
Châu và bố nuôi người Pháp hồi cô hơn 1 tuổi. Ảnh: NVCC.
Mấy ngày qua, Châu tiếp tục làm công việc thiện nguyện của mình ở Việt Nam. Cô cũng báo tin vui cho bố mẹ nuôi biết. "Bố mẹ rất vui, dặn tôi phải biết chia sẻ may mắn của mình với người khác. Chia sẻ không nghèo đi mà giúp cuộc sống của mình ý nghĩa hơn", Châu nói. Cô cũng cố gắng học tiếng Việt để lần tới gặp mẹ nói được nhiều hơn nữa. 
Ông Michael Sơn Phạm, giám đốc tổ chức Trẻ Em không biên giới, cho biết ông đang giữ 25 bộ hồ sơ về những người con bị bỏ rơi đang đi tìm bố mẹ ruột, đến từ nhiều nước khác nhau, trong đó, trường hợp của Châu là nhanh nhất, chỉ mất một tuần là có kết quả. Các trường hợp khác phải mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn đi vào ngõ cụt. "Châu tìm được mẹ nhanh là do bà Chiểm để lại địa chỉ thật. Các trường hợp khác, người ta toàn cho ảo, hoặc người trên địa chỉ đã đi đâu không rõ", ông Sơn nói.
 
Theo Báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội, từ năm 2011-2017, nước ta có 21.000 trẻ em sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó, chỉ có 2.850 em được các gia đình trong nước và nước ngoài nhận làm con nuôi. 
Phan Thân (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.