Đặc sắc tục "củi hứa hôn" trong cưới hỏi của người Giẻ Triêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dân tộc Giẻ Triêng là một trong số những dân tộc ít người, sinh sống ở vùng Đông Bắc dãy Trường Sơn. Số dân khoảng hơn 50 ngàn người tập trung chủ yếu tại tỉnh Kon Tum. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú, người Giẻ Triêng còn lưu giữ được phong tục cưới hỏi mang nét riêng biệt.

Phong tục củi hứa hôn của dân tộc Giẻ Triêng chúng tôi thì đây là một phong tục tốt đẹp. Thực hiện tục cưới hỏi này người con gái thì phải bổ củi rất nhiều. Trên 100 bó thì mới được lấy chồng".

 

Củi hứa hôn” và phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng.
Củi hứa hôn” và phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng.

Đến các làng của người Giẻ Triêng ở Tây Nguyên, dễ thấy ở rất nhiều gia đình có những đống củi được cắt bằng nhau, xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận. Đấy chính là “củi hứa hôn” của các thiếu nữ Giẻ Triêng. Theo phong tục của người Giẻ Triêng, khi bước qua tuổi 15, các cô gái bắt đầu nghĩ tới việc vào rừng đốn củi để đủ điều kiện “bắt chồng”. Mỗi lần lên rẫy, các bà mẹ lại chỉ dẫn tỉ mỉ cho con gái cách nhận biết cây củi “hứa hôn”. Tiêu chí đốn củi nhiều, đẹp, đều đồng nghĩa với việc sau này tình yêu đôi lứa của cô gái với chàng trai càng trở nên sâu nặng.

Người Giẻ Triêng cho rằng, chỉ cần quan sát củi hứa hôn có thể đoán biết được phẩm chất, tài khéo léo của người thiếu nữ đó, giỏi giang hay vụng về. Cây củi được chặt bằng, bó củi đều nhau có nghĩa cô gái khéo tay. Thiếu nữ phải dùng dao chặt củi thật tỉ mỉ thành 5 cánh nhưng từng thanh củi nhất thiết không được rời ra. Những thanh củi tình yêu này cũng chính là tài sản hồi môn đặc biệt của cô dâu dành để sưởi ấm cho cha mẹ chồng khi giá rét. Đây được xem là một phong tục lành mạnh mang nhiều ý nghĩa nhân văn thể hiện phẩm chất chịu thương chịu khó của người phụ nữ Giẻ Triêng, là một nét văn hóa đẹp tượng trưng cho tình yêu đôi lứa", Chị Y Hồng, Chủ tịch ủy ban xã Đắc Dục, huyện Ngọc Hổi, tỉnh Kon Tum, chia sẻ.

Tôi được tham gia điệu múa trong ngày cưới của dân tộc Giẻ Triêng. Với những vũ điệu rất lạ lẫm của dân tộc, nên khi được tham gia nhảy múa cùng với con người nơi đây tôi cảm thấy rất phấn khởi".

Theo tục lệ của người Giẻ Triêng, con gái chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái được cha mẹ tôn trọng. Muốn lấy chồng, các cô gái không chỉ phải chuẩn bị củi hứa hôn mà còn phải thạo đan chiếu, dệt vải (ở những vùng có nghề dệt). Khi các cô gái đã đến tuổi cập kê, đã gặp một chàng trai nào đó mà mình ưng ý, bằng cách lựa những khúc mía hoặc dưa leo (trồng trên dãy) hoặc bắp nướng… Những tặng vật này được cô gái xếp thành hàng và mang đến nhà Rông vào thời điểm khi có mặt đông đủ các chàng trai trong làng, cô gái sẽ chủ động mang những đến mời chàng trai ăn. Nếu như chàng trai đó đồng ý ăn thì có nghĩa là họ đã trở thành cặp đôi yêu nhau.

 

Những đống củi to để ngay ngắn, cao đụng hiên nhà, đó chính là những đống củi hứu hôn của các cô gái chuẩn bị cho ngày “bắt chồng”.
Những đống củi to để ngay ngắn, cao đụng hiên nhà, đó chính là những đống củi hứu hôn của các cô gái chuẩn bị cho ngày “bắt chồng”.

Trong thời gian đôi trai gái tìm hiểu nhau, một người có uy tín trong làng, không có họ hàng với hai gia đình chuẩn bị lễ vật đứng ra làm mai mối. Lễ cưới của người Giẻ Triêng được chia thành 2 phần chính: lễ đám hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi được tổ chức vào ban đêm lần lượt từ nhà trai sang nhà gái và phải bí mật (chỉ có những người thật gần gũi với chú rể và cô dâu). Tại lễ hỏi, người mai mối khấn xin phép thần linh, và bắt cố gái đảm nhận việc cắt cổ gà, linh vật mà nhà trai mang đến. Sau khi tiến hành xong đám hỏi ở nhà trai, nhà gái đón nhà trai và người mai mối về làm đám hỏi ở nhà mình. Đến ngày lành tháng tốt, đám cưới được tổ chức vào ban ngày. Lúc này việc quan trọng là chuyển củi từ nhà gái sang nhà trai. Đáp lại, nhà trai tặng cho nhà gái một đùi lợn, ít gạo, muối, ớt và 1 bầu rượu để nhà gái gùi mang về. Sau khi tiến hành xong buổi lễ, nhà trai và nhà gái chúc nhau bằng hình thức đối đáp, giao duyên cho tới quá trưa.

Anh Đoàn Hoài Thuật, khách du lịch tham gia lễ cưới người Giẻ Triêng, cho biết hiếm có người dân nào vùng đồng bằng lại có cơ hội được tham dự một lễ cưới độc đáo trong số 54 dân tộc Việt Nam. Anh Đoàn Hoài Thuật kể: "Ngày nay, phong tục củi hứa hôn trong cộng đồng dân tộc người Giẻ Triêng được thực hiện mang tính tượng trưng.

Trong mỗi dịp cưới hỏi của các cặp vợ chồng trẻ, nhà gái chỉ cần chuẩn bị 10 đến 15 bó củi để cô gái cõng về nhà chồng. Việc làm này được đưa vào nội dung của hương ước trong buôn làng, qua đó góp phần bảo về môi trường. Chị Y Hồng, Chủ tịch ủy ban xã Đắc Dục, huyện Ngọc Hổi, tỉnh Kon Tum, cho biết: "Bây giờ, tục chặt củi hứa hôn đã được đưa vào nghị quyết của Ủy ban. Giờ củi hứa hôn đã giảm củi còn 10 đến 15 bó thôi. Có nghĩa là chỉ chặt tượng trưng thôi để vừa đảm bảo môi trường, vừa đảm bảo được phát triển cây rừng."

Tục “Củi hứa hôn” không chỉ là một tập tục, mà còn là một nét đẹp văn hoá, giáo dục độc đáo của người Giẻ Triêng. Nó chính là thước đo bản chất và nhân cách của những cô gái Giẻ Triêng, không những đánh dấu sự trưởng thành của cô gái, chàng trai về tuổi đời mà còn mang ý nghĩa về khả năng tự chủ trong cuộc sống. Hiện nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ phong tục này như là bức thông điệp tình yêu vô giá trong lễ cưới mà không có sính lễ nào có thể thay được.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm