Bài cúng giao thừa các "bà mẹ @" không thể không biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong quan niệm lâu đời của người Việt về dịp Tết Nguyên đán thì mỗi năm đều có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Vì thế các gia đình Việt Nam có tục lệ cúng giao thừa một cách thành kính để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời tùy điều kiện mỗi nhà nhưng thường gồm đủ hương, hoa, đèn nến, trầu cau, vàng mã quần áo, mũ thần linh và mâm lễ với gà trống luộc, xôi, bánh chưng... tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà hoặc trên sân thượng.

 

Lễ cúng giao thừa ngoài trời tùy điều kiện mỗi nhà nhưng thường gồm đủ hương, hoa, đèn nến, trầu cau, vàng mã quần áo, mũ thần linh và mâm lễ với gà trống luộc, xôi, bánh chưng... tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà (ảnh sưu tầm). Tất nhiên trong năm Dậu thì nhiều nhà cũng tránh cúng gà.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời tùy điều kiện mỗi nhà nhưng thường gồm đủ hương, hoa, đèn nến, trầu cau, vàng mã quần áo, mũ thần linh và mâm lễ với gà trống luộc, xôi, bánh chưng... tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà (ảnh sưu tầm). Tất nhiên trong năm Dậu thì nhiều nhà cũng tránh cúng gà.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình sẽ thắp đèn nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án với một bài văn khấn được chuẩn bị sẵn. Bài văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy  cùng vàng mã dâng cúng.

Sau khi khấn ngoài trời, gia chủ sẽ làm lễ khấn giao thừa trong nhà nơi bàn thờ. Lễ cúng giao thừa trong nhà thường đơn giản hơn, chỉ cần hương đèn, hoa quả, trầu cau...

Trong tất cả những nghi lễ này thì điều làm nhiều người lúng túng nhất vẫn là đoạn chuẩn bị bài văn khấn sao cho thành kính, trang nghiêm nhất. Dù sao với các "bà mẹ @" thì Internet cũng là một nguồn tham khảo đáng giá. Dưới đây sẽ là những mẫu văn khấn phổ biến nhất được chia sẻ trên mạng để chúng ta tham khảo và lựa chọn một bài dành cho lễ ngoài trời, một bài dành cho lễ trong nhà.


 

Văn khấn giao thừa ngoài trời năm Đinh Dậu phổ biến

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển.

Con kính lạy Đương niên Thiên quan Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan năm…………, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm……………………

Tín chủ (chúng) con là:………………………………

Ngụ tại:………………………………

Giao thừa chuyển năm

Năm cũ qua đi

Năm mới đã đến

Tam dương khai thái

Vạn tượng canh thân.

Ngài Thái Tuê Tôn thần trên vâng lệnh thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc nhân ngày đầu xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng phật thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương thơm, thành tâm bái thỉnh.

(Chúng) con kính mời: ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai, Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, làm ăn phát đạt.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, Phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

 

Văn khấn giao thừa ngoài trời (tổ đình Phúc Khánh)

A Di Đà Phật. Chúng con trộm thấy: Ngài đương cai trên vâng lệnh Đức Thiên đế xuống nhân gian thay mệnh nắm quyền, giúp đỡ dân chúng mọi người, giám sát cát hung thiện ác.

Gặp tiết giao thừa, tín chủ con là:........................................................................................ cùng toàn thể gia đình ở số nhà............................................, phường.................................., quận............................................. Vâng lệnh Phật Thánh, sửa lễ cúng dàng, tiễn đưa Quan cũ, đón chào Quan mới, kính mong chứng giám, gia hộ chúng con, tăng duyên phúc thọ.

Cúi mong Phật Thánh, chư vị Tôn thần, Quan đương cai mới, soi thấu lòng thành, chứng minh lễ vật.

Thiết nghĩ: chúng con sinh nơi trần thế, đương buổi bình sinh, tuệ cạn chướng sâu, nghiệp dày phúc mỏng, mong Phật Thánh phù hộ chúng con.

Nay tiết giao thừa, cuối năm Bính Thân, sang năm Đinh Dậu, chúng con sửa soạn hương hoa, đèn nến, lễ vật thanh tịnh, thắp nén tâm hương, tiễn đưa Quan cũ, đón chào Quan mới, đệ tử lòng thành, chắp tay kính lễ.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo Tác Đại Chứng Minh - Liên Tọa Hạ.

Nam Mô Hộ Pháp Thiện Thần Chư Thiên Bồ Tát - Ngọc Bệ Hạ.

Bản cảnh, Bản gia, Thổ địa, Táo quân, chư vị Minh Thần, Cập nhất thiết liệt vị uy linh - án hạ.

Ngửa trông: Đức cả lòng từ, chấp lời bái tấu.

Lại nguyện: Phật Thánh phủ trì, Thần linh ủng hộ, Đấng Đại Đức về chầu đế quyết, độ chúng con tiêu sạch tai ương. Ngài Lỗ Vương xuống nhậm quyền hành, giáng phúc lưu ân cho tín chủ: Bốn mùa khang thái lại bình an, lớn nhỏ gia chung đều an lạc. Chúng con sớm tối hương đèn, phẩm vật hiến dâng, Thiên thần gia hộ, ma quỷ không xâm, thân tâm an lạc, dãi tấm lòng thành, muôn vàn trông cậy, Đại Đức từ bi, cùng Quan đương cai Lỗ Vương hành khiển, uy linh chứng giám lòng thành chúng con.

 

Văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ tiên nội, ngoại, chư vị Tiên linh.

Nay phút giao thừa năm……………………………………….

Tín chủ (chúng) con là………………………………………....

Phút giao thừa vừa tới, giờ Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén hương thơm, thành tâm kính lễ.

Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài thần, các ngài Bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ Tiên linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nội ngoại Gia tộc, chư vị Hương linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ chúng con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo thụ mộc ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn thể gia chủ Chúng con năm mới tốt lành, sức khoẻ dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

GLO (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như