Anh nông dân làng O Pếch "lấy ngắn nuôi dài" để làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 20 năm gầy dựng cơ nghiệp, anh Trần Ngọc Minh (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã sở hữu khối tài sản khoảng 8 tỷ đồng. Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh còn được bầu làm Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm xã Ia Pếch.

Anh Trần Ngọc Minh sinh ra và lớn lên ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2001, anh quyết định vào Gia Lai lập nghiệp. Ở vùng đất mới, anh vừa đi làm thuê, vừa tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của những người đi trước, vừa tìm hiểu phong tục tập quán của bà con địa phương để hòa nhập với cuộc sống tại nơi ở mới. Sau khi tích lũy được ít vốn, anh quyết định mua đất, dựng nhà; đến năm 2005 thì mua khu đất rẫy khoảng 1 ha để trồng cà phê và gieo trồng các loại cây ngắn ngày.

    Vợ chồng anh Trần Ngọc Minh chăm sóc vườn dâu của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Vợ chồng anh Trần Ngọc Minh chăm sóc vườn dâu của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư


Từ 1 ha rẫy ban đầu, anh Minh đã kiên trì thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, chi tiêu tiết kiệm, không ngừng tích lũy vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Đến nay, gia đình anh sở hữu 4 ha cà phê kinh doanh, gần 1 ha dâu nuôi tằm. Tổng thu nhập của gia đình anh tăng dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2020 thu nhập hơn 600 triệu đồng, năm 2021 hơn 700 triệu đồng và hiện nay thu nhập gần 800 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Vụ-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch-cho biết: “Gia đình anh Trần Ngọc Minh rất chịu khó học hỏi, chăm chỉ làm ăn nên đời sống ngày càng ổn định. Có của ăn của để, gia đình anh Minh tích cực tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hăng hái chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Năm 2020, Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm xã Ia Pếch được thành lập. Hiện tổ có 48 thành viên, anh Minh được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng. Không phụ lòng tin tưởng của các thành viên, anh bỏ thời gian tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại một số mô hình trồng dâu nuôi tằm hiệu quả trong và ngoài tỉnh. “Mỗi lần anh Minh đi học hỏi kinh nghiệm về đều phổ biến, hướng dẫn những kỹ thuật mới cho chúng tôi. Nhờ đó mà bà con nông dân có thêm kinh nghiệm, kỹ năng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, thu hái dâu đúng khoa học, bán kén không bị thương lái ép giá... Gia đình tôi biết ơn anh Minh vì đã chỉ dẫn những kinh nghiệm, kỹ thuật, kỹ năng trồng dâu nuôi tằm, liên kết kinh doanh để có thêm thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng”-bà Nguyễn Thị Thu Thủy (làng O Pếch) bộc bạch.

Ông Châu Tấn Lập-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai-nhận xét: “Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, anh Minh còn biết chia sẻ, hỗ trợ bà con cùng sản xuất kinh doanh. Do đó, anh được người dân tin tưởng. Mới đây, 10 hộ nông dân người Jrai ở làng Ku Tong (xã Ia Pếch) đăng ký tham gia Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm để cùng nhau phát triển sản xuất”.

 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.