Nuôi heo đặc sản "cháy" hàng dịp tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mê chăn nuôi, Phan Như Cơ (ở Quảng Nam) rời phố về quê nuôi heo rừng lai, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình có nghề chăn nuôi nên từ nhỏ Phan Như Cơ (31 tuổi, ở xã Tam Lãnh, H.Phú Ninh, Quảng Nam) khá thích thú với công việc này. Năm 2017, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Cơ ra TP.Đà Nẵng làm việc ở một công ty viễn thông với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến công việc trở nên khó khăn, anh quyết định về quê, tìm hướng đi mới.

Anh Phan Như Cơ rời phố về quê nuôi heo đặc sản.
Anh Phan Như Cơ rời phố về quê nuôi heo đặc sản.
Từ “nền tảng” chăn nuôi của gia đình, anh quyết định xây dãy chuồng heo giống theo mô hình khép kín với tổng đàn 500 con heo rừng lai và heo đen bản địa, trong đó duy trì từ 50 - 60 heo giống bố mẹ.
Anh Cơ cho biết heo đen bản địa thịt chắc, thơm ngon, mỡ ít và giòn. Heo đen có sức đề kháng mạnh, thích ứng với khí hậu khắc nghiệt. Giống heo này nhỏ con hơn heo rừng, chỉ cần đạt trọng lượng 30 kg hơi là đã có thể mổ thịt, heo sữa thả nuôi 75 - 100 ngày có thể xuất bán. Giá heo dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg heo hơi (khoảng 4 - 5 triệu đồng/con). Thịt heo đã sơ chế, đóng gói, hút chân không được bán với giá 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Hiện anh Cơ đang đảm nhận chức vụ Phó giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Đức Phú với sản phẩm thịt heo mang tên “A.Pi” có tiếng ở Quảng Nam và các vùng lân cận. HTX chịu trách nhiệm cung ứng giống heo cho xã viên và đứng ra bao tiêu hoặc hỗ trợ đầu ra cho nông dân. Bên cạnh đó, anh Cơ cũng đang đa dạng hóa nguồn cung, kênh tiêu thụ đồng thời tự túc việc giết mổ, sơ chế, cung ứng thịt đến địa chỉ đặt hàng qua điện thoại, mạng xã hội hay cơ sở, quán ăn, nhà hàng trong và ngoài địa phương.
Dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng trong năm 2021 HTX Tâm Đức Phú vẫn cung ứng ra thị trường hơn 300 con heo giống và heo thịt các loại, giúp các xã viên thu nhập trung bình mỗi người 100 triệu đồng/năm. Riêng gia đình anh Cơ thu nhập khoảng 700 triệu đồng. “Dù chăn nuôi với quy mô HTX nhưng mỗi lần tết đến vẫn không đủ thịt để bán. Thường đầu tháng 12 âm lịch là nhu cầu thịt heo tăng rất nhiều, khách hàng sẽ đặt nguyên con, số lượng heo không đủ để cung cấp”, anh Cơ chia sẻ.
Sản phẩm heo đặc sản của HTX Tâm Đức Phú chủ yếu xuất đi thị trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP.Đà Nẵng. Anh Cơ đang có ý tưởng biến xã Tam Lãnh thành vùng chuyên nuôi heo rừng. Con heo rừng sẽ là đặc sản của vùng đất này.
Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.