Những tấm gương lao động sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuy họ khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề, trình độ học vấn nhưng tất cả đều có điểm chung là tinh thần lao động hăng say, năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm làm lợi cho doanh nghiệp cũng như tăng thu nhập cho người lao động.



* Anh Vũ Văn Ngọc-Công ty Thủy điện Ia Ly

 

 

15 năm là công nhân, sau đó là cán bộ trực điện chính ở Phân xưởng vận hành Nhà máy Thủy điện Sê San 3 (Công ty Thủy điện Ia Ly), anh Vũ Văn Ngọc được biết đến là người có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được Hội đồng Sáng kiến Công ty áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh cho đơn vị. Trong đó tiêu biểu là sáng kiến “Cải tạo mạch báo tín hiệu hệ thống tự dùng xoay chiều”. Trước đây, mỗi lần các tủ phân phối gặp sự cố là toàn bộ đèn tín hiệu các ngăn đều sáng nên rất khó xác định chính xác vị trí phụ tải bị sự cố. Trước thực tế này, anh Ngọc đã đưa ra giải pháp chia nhỏ mỗi đèn báo cho mỗi nhóm phụ tải; khi có tín hiệu sự cố thì chỉ việc tìm trên nhóm có đèn báo đó. Giải pháp này đã giúp nhân viên vận hành phát hiện, xác định và xử lý nhanh chóng sự cố.

Anh Ngọc chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần xảy ra sự cố máy móc, công ty đều phải gửi ra nước ngoài sửa chữa nên mất nhiều thời gian và chi phí. Từ kiến thức học ở trường và kinh nghiệm thực tế, tôi nảy sinh ý định cải tiến, khắc phục khiếm khuyết để phù hợp nhu cầu sản xuất của Công ty. Thay vì phải mất hàng trăm triệu đồng gửi đi nước ngoài sửa hoặc “đắp chiếu” bỏ không, bằng những linh kiện sẵn có trong nước, tôi đã “độ” lại cho phù hợp. Chi phí mua linh kiện trong nước chỉ vài triệu đồng mà nguyên lý hoạt động của máy không thay đổi, vẫn chạy trơn tru, tiết kiệm thời gian, chi phí”.

Vũ Văn Ngọc (bìa phải) cùng đồng nghiệp kiểm tra thiết bị. Ảnh: Hà Tây
Vũ Văn Ngọc (bìa phải) cùng đồng nghiệp kiểm tra thiết bị. Ảnh: Hà Tây



Ngoài sáng kiến trên, anh Ngọc cùng một công nhân khác là Thái Văn Tấn đã nghiên cứu, đưa ra sáng kiến thiết kế mạch điều khiển bơm vét nước nắp tua bin. Hai sáng kiến này không chỉ mang lại hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tiễn mà còn được Tập đoàn Điện lực Việt Nam công nhận và cấp chứng chỉ. Giữa tháng 3-2019, anh Ngọc được Công ty luân chuyển về làm việc tại Phòng Kỹ thuật an toàn của Công ty Thủy điện Ia Ly, giúp anh thỏa niềm đam mê sáng tạo.

* Chị Nguyễn Thị Tuyết Sương-phụ trách Phòng Tài chính Kế toán Nhà máy Đường An Khê


 

 

Chị Nguyễn Thị Tuyết Sương là người có nhiều sáng tạo trong công việc, được Nhà máy Đường An Khê ghi nhận. Tháng 5-2019, chị là người duy nhất của Nhà máy được Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên dương trong Tháng Công nhân với 2 sáng kiến gồm: “Thiết kế cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý thu hồi nợ đầu tư thông qua chương trình tiếp nhận-thanh toán tiền mía” và “Xây dựng bộ mã quản lý công nợ đầu tư”, mang lại hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế. Chị Sương cho biết: “Đầu năm 2018, Nhà máy mở rộng công suất từ 10.000 tấn mía/ngày lên 18.000 tấn mía/ngày. Để đáp ứng nhu cầu công việc, tôi đã nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo Nhà máy phân bố lao động trong công tác quản lý kế toán, giữ nguyên lực lượng lao động nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Nhờ đó, giảm công tác nhập liệu cho kế toán trong công nợ đầu tư, quản lý công nợ mang tính ổn định và độ chính xác cao, dễ kiểm tra, đối chiếu, truy xuất nhanh dữ liệu, góp phần tinh gọn lao động, tiết kiệm cho Nhà máy. Cùng với đó, tôi còn đề xuất áp dụng phần mềm công nghệ thông tin trong công tác quản lý kế toán mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm, cập nhật thông tin, báo cáo kịp thời cho Giám đốc Nhà máy trong công tác quản lý điều hành các chỉ tiêu tài chính”.

Nhiều năm qua, dù giá mía đường sụt giảm nhưng nhờ áp dụng các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý điều hành, những sáng kiến của chị Sương đã góp phần giúp Nhà máy đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng. Đời sống của hơn 800 cán bộ, công nhân, lao động Nhà máy nâng lên rõ rệt, hiện mức thu nhập bình quân đạt 6,6 triệu đồng/người/tháng.

* Anh Nguyễn Đức Thắng-nhân viên Điện lực Chư Pah (Công ty Điện lực Gia Lai)


 

 

Trăn trở trước những khó khăn trong công việc, anh Nguyễn Đức Thắng đã có nhiều sáng kiến, cải tiến giúp nâng cao năng suất lao động. Cụ thể, sáng kiến “Ứng dụng TI Outdoor hạ thế phục vụ theo dõi thông số pha các nhánh hạ thế TBA công cộng trong Công ty Điện lực Gia Lai” do anh Thắng cùng 2 đồng nghiệp nghiên cứu thực hiện đã được Hội đồng Sáng kiến Công ty Điện lực Gia Lai đánh giá cao.

Trước đây, việc thu thập thông số dòng, áp, công suất, Cosφ các pha của nhánh hạ thế của trạm biến áp công cộng chỉ được thực hiện bằng cách đo thủ công tại trạm hoặc nhà khách hàng. Việc sang tải, cân pha được thực hiện sau khi đi đo công suất thủ công tại trạm và việc thực hiện sang tải ngoài hiện trường thường do bộ phận kỹ thuật đảm nhận, trong khi đó việc sang tải trong CMIS thì do bộ phận thuộc Phòng Kinh doanh thực hiện, vì vậy không tránh khỏi sai sót.

Chính vì thế,  anh Thắng cùng đồng nghiệp mày mò nghiên cứu đề xuất áp dụng ứng dụng TI Outdoor hạ thế phục vụ theo dõi thông số pha các nhánh hạ thế trạm biến áp công cộng. Với ứng dụng này, nhân viên không cần phải đi đo công suất trạm biến áp công cộng, giúp tiết kiệm nhân lực. Việc sang tải các khách hàng của các nhánh, các pha của một trạm biến áp công cộng đã trở nên dễ dàng hơn nhờ việc theo dõi liên tục các thông số thu thập được. Qua đó, đánh giá được phụ tải của các trạm biến áp công cộng mà không phụ thuộc vào mùa vụ, đặc thù lưới hay loại phụ tải; tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật các trạm biến áp công cộng một cách chính xác hơn. Anh Thắng chia sẻ: “Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy đội ngũ kỹ thuật mất khá nhiều thời gian để thực hiện lấy thông số vận hành tại các trạm biến áp, nhưng các thông số này khi thu thập cũng không thể đồng bộ do quãng đường di chuyển giữa các trạm biến áp. Từ thực tế ấy, tôi và đồng nghiệp đã tìm tòi, ứng dụng để đề ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng công việc”.

* Anh Lê Quang Khải-công nhân Đội Công trình Đô thị thị xã Ayun Pa


 

 

Bằng nhiệt huyết, sự tận tâm trong công việc, anh Lê Quang Khải không ngừng tìm tòi, đề xuất sáng kiến khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm được vụ phân công.  

Hơn 10 năm gắn bó với Đội Công trình Đô thị, anh Khải có nhiệm vụ lái xe chở nước tưới các bồn hoa, dải phân cách trên địa bàn thị xã. Trước đây, để tưới nước cho 3 bồn hoa lớn, 3 km cây xanh ở các dải phân cách, anh Khải cùng đồng nghiệp phải chở 40 bồn nước từ hồ nước cách trung tâm thị xã khoảng 2 km. Hệ thống ống tưới khá to, nước chảy mạnh nhưng lại tưới không đều ở mỗi bồn hoa, cây xanh, thảm cỏ. Vì vậy, anh Khải đã đề xuất với đơn vị cải tiến hệ thống ống tưới bằng cách lắp đặt vòi phun dạng hoa sen. Để lắp ráp được vào hệ thống ống tưới, anh Khải đã đến tiệm cơ khí đặt làm một vòi phun dạng hoa sen phù hợp.

Sau khi lắp đặt, lượng nước chảy ra từ vòi hoa sen khá chậm, giúp tưới đồng đều các loại cây và hoa. “Thay vì phải chở 40 bồn nước mới đủ tưới như trước thì nay chúng tôi chỉ cần chở 20 bồn, qua đó, giảm chi phí vận chuyển cũng như tiết kiệm sức lao động. Tôi rất vui vì sáng kiến của mình được triển khai rộng rãi và mang lại hiệu quả cho đơn vị”-anh Khải chia sẻ.

 

HÀ TÂY - PHAN LÀI



 

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.