Thi đua yêu nước từ những việc hằng ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X được nhắc đến nhiều là Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt, 95 tuổi ở TPHCM và em học sinh Phan Nguyễn Thái Bảo mới 10 tuổi ở Tây Ninh.
 

Đại biểu nhỏ tuổi nhất của Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X là Phan Nguyễn Thái Bảo (10 tuổi, học sinh lớp 4A trường tiểu học Bình Phong - Châu Thành - Tây Ninh).
Đại biểu nhỏ tuổi nhất của Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X là Phan Nguyễn Thái Bảo (10 tuổi, học sinh lớp 4A trường tiểu học Bình Phong - Châu Thành - Tây Ninh).


Họ không chỉ đặc biệt là những đại biểu cao tuổi nhất và nhỏ tuổi nhất tham dự Đại hội mà còn đặc biệt ở những việc làm hàng ngày.

Mẹ Quýt được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng khi cả chồng và con đều là những liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1947 đến 1966. Đó là sự hy sinh không thể đong đếm được. Nhưng Mẹ không ngồi yên để chờ được chăm sóc, phụng dưỡng. Khi dịch COVID-19 tràn đến, Mẹ Quýt đã cùng nhiều bà con may khẩu trang tặng miễn phí cho người cần dùng. Và không chỉ có thế, hơn 20 năm qua, Mẹ Quýt vẫn đều đặn hằng ngày may chăn, mền tặng các vùng khó khăn.

Khi được hỏi, Mẹ chỉ nói: “Thấy chị em bên khu phố làm thì cũng muốn góp chút sức rứa đó. Xưa giờ vậy, tui thấy giúp được chi thì giúp. Họ đang cần mà mình sẵn cái tâm thì càng làm càng vui!”.

Còn em Phan Nguyễn Thái Bảo không chỉ làm chủ một bộ sưu tập huy chương các loại mà còn đại diện cho lớp trẻ Tây Ninh đang phấn đấu, học tập làm rạng danh quê hương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói về thi đua đã từng khẳng định: “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hằng ngày. Thật ra, công việc hằng ngày chính là nền tảng thi đua”.

Thi đua yêu nước không cần phải làm những gì quá lớn lao, to tát, xa vời mà xuất phát chính từ thực tiễn, từ đời sống và hoạt động sản xuất hằng ngày của mỗi người.

Mẹ Quýt, em Bảo chỉ là hai trong hơn 2.300 đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X sắp diễn ra và mỗi con người được tôn vinh chắc hẳn không ai coi việc được nhận phần thưởng là cái đích của mình. Họ đã, đang và sẽ tiếp tục làm tốt công việc hằng ngày của mình bất kể tuổi tác, để tự toả hương sắc.

Chúng ta vừa trải qua những thiệt hại lớn về thiên tai, đang chịu sự tác động rất lớn từ đại dịch COVID-19 nhưng cũng chính từ những khó khăn ấy lại lấp lánh tình người, sự sẻ chia, làm những việc tốt, những điều thiện. Đó chính là cơ sở, nền tảng cho chân giá trị.

Chúng ta cũng có những lúc bị xao động bởi các thông tin về những tiêu tực, tham nhũng trong xã hội. Thế nhưng, chính những tấm gương bình dị mà cao quý, những điều tốt đẹp được ghi nhận đã khẳng định một điều: Cái tốt, điều thiện vẫn tồn tại xung quanh chúng ta. Đó cũng là nguồn cảm hứng để tất cả cùng phấn đấu, cố gắng vì đất nước đẹp giàu. Bởi chân giá trị của con người sẽ làm nên chân giá trị của mỗi quốc gia.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/thi-dua-yeu-nuoc-tu-nhung-viec-hang-ngay-860541.ldo

Theo HOÀNG LÂM (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.