Phát huy vai trò hạt nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bình Dương có thể kích thích sự phát triển của cả vùng Đông Nam Bộ, vì là hạt nhân công nghiệp hóa.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Chính phủ đến làm việc với tỉnh Bình Dương về quy hoạch phát triển-tầm nhìn đến năm 2050 và thị sát đề án giao thông quan trọng. Điều đó nói lên vị trí, vai trò của Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đó là vai trò hạt nhân, có thể kích thích sự phát triển của cả vùng Đông Nam Bộ, vì Bình Dương là hạt nhân công nghiệp hóa. Ở đó, kinh tế công nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn trong vùng, cũng là nơi thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Như vậy, Thủ tướng đến làm việc với Bình Dương là nhằm tạo "cú hích" mạnh hơn vào hạt nhân phát triển của vùng, từ đó lan tỏa mạnh hơn động lực phát triển của Đông Nam Bộ.

Nội dung làm việc của Thủ tướng nhằm vào 2 lĩnh vực rất quan trọng. Theo đó, Bình Dương phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa mũi nhọn kinh tế số, kinh tế xanh; nâng cao trình độ công nghệ, hướng tới làm chủ nền công nghiệp hiện đại, thoát khỏi việc gia công cho nước ngoài. Lĩnh vực này hoàn toàn có tính khả thi vì Bình Dương đã có một số ngành công nghiệp đạt trình độ tiên tiến so với ASEAN.

Lĩnh vực quan trọng thứ hai mà Thủ tướng yêu cầu là đẩy mạnh và thực hiện nhanh hơn nữa các dự án lớn về hạ tầng giao thông liên kết Bình Dương với các tỉnh, thành trong vùng, nhất là với TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Lĩnh vực hạ tầng giao thông đối với Bình Dương được coi như điều kiện tiên quyết của sự phát triển, do địa phương này nằm ở vị trí trung tâm miền Đông, tuy thuận lợi là không có biên giới nhưng bất lợi là không có cảng biển, cảng sông lớn và cảng hàng không như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM. Thế nên, Bình Dương chỉ có thể dựa vào hệ thống đường bộ để đi ra biển, đến các sân bay lớn và nối với mạng giao thông quốc gia.

Sự chỉ đạo và đôn đốc của Thủ tướng đối với Bình Dương không chỉ là với một địa phương mà còn là cả vùng Đông Nam Bộ. Bởi lẽ, những gì thực hiện tốt hay chưa tốt ở Bình Dương luôn tác động trực tiếp đến sự phát triển của các tỉnh, thành trong vùng. Sự chỉ đạo của Thủ tướng về công việc cụ thể trước mắt và tầm nhìn xa về quy hoạch phát triển của Bình Dương giống như một bức tranh về tương lai của cả vùng Đông Nam Bộ.

Song thực tế, có thể thấy sự phát triển của TP. HCM và cả vùng-từ quy hoạch, dự án đến thực hiện - thường có những khoảng cách. Chẳng hạn, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên trải qua nhiều lần đội vốn, chậm trễ kéo dài 12 năm, đến nay vẫn chưa đưa vào khai thác được. Dự án chống ngập với vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng cũng trễ hẹn 4 lần, hiện mới đạt hơn 93% khối lượng công việc và chưa đưa vào sử dụng. Nguyên nhân sự chậm trễ của 2 dự án nêu trên phần lớn thuộc về các thủ tục hành chính, do sự phối hợp của địa phương với các bộ, ngành chưa thông suốt.

Đó là kinh nghiệm rất cụ thể ở TP HCM mà Bình Dương và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ cần tham khảo kỹ. Bởi lẽ, nếu không có cơ chế đặc thù, như TP HCM với Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, thì vấn đề phối hợp giữa địa phương với các bộ, ngành có thể còn khó khăn hơn.

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị TP HCM

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.