Hiên nhà nhớ mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.

Thường thì, sau bữa trưa, khi con gà trống nhà ai đó cất tiếng gáy xa xăm là lúc tôi chìm vào giấc ngủ nhờ làn gió mát từ chiếc quạt nan của mẹ. Sau này, chiếc quạt hiện đại hay dàn điều hòa cao cấp cũng không thể đưa tôi vào giấc ngủ dịu dàng như thế.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Lớn lên, như bao đứa trẻ tinh nghịch khác, tôi bắt đầu tìm cách trốn giấc ngủ trưa. Nhớ một lần, sau khi giả vờ lim dim, thấy mẹ đã đi nằm, tôi trốn đi chơi khá xa. Mặc kệ cơn buồn ngủ kéo đến, tôi vẫn say sưa với những “âm mưu” mà mình đã dự định từ trước. Mất giấc ngủ, người tôi trở nên phờ phạc, tay chân rã rời.

Chiều đó, lúc đi làm về, bố nhìn tôi và hỏi: “Con có biết bố đi làm đánh mất gì không?”. Tôi nhìn bố từ đầu đến chân, ngoài chiếc xe đạp lọc cọc, chiếc cặp da đã cũ, quần áo, mũ vẫn đủ cả, tôi lắc đầu chịu thua. Lúc ấy, bố mới ngồi xuống xoa đầu tôi: “Bố đánh mất giấc ngủ của mình đó con. Giấc trưa giúp người ta tỉnh táo lại để giúp những buổi chiều kết thúc trọn vẹn. Sao con lại từ bỏ nó”. Từ hôm ấy, tôi có thêm một sự thấm thía sâu sắc.

Có lẽ từng ngày trôi đi của mỗi gia đình không hề giống nhau. Mẹ tôi làm vườn nên dậy rất sớm. Khi anh em tôi tỉnh giấc thì mẹ đã cắt xong rau, chất lên xe đạp. Mẹ để lại mâm cơm sáng và vết bánh xe hằn sâu trên lớp cỏ còn đẫm sương trước nhà. Xế trưa, mẹ trở về vun vén củi đuốc nấu cơm, trong lúc chờ cơm sôi thì rau lợn, cám gà…

Buổi chiều, mẹ thư thả hơn một chút. Dưới mái hiên rộng, mẹ trải chiếu ngồi đan lát hoặc khâu vá. Bàn tay mẹ chậm rãi, có khi vừa làm, vừa khe khẽ hát. Những món đồ có khi là cái rổ, cái rá, có lúc là chiếc khăn mặt với tên từng người được thêu riêng, mẹ cũng làm thuê cho người nào đó đặt hàng... Chiều chậm và thưa vắng cho đến khi những người đi làm về qua ngõ lóc cóc tiếng bánh xe, tiếng cười nói.

Tôi lớn lên đi học, xa dần xóm nhỏ nơi núi đồi. Tôi đã có những buổi chiều thật khác so với ngày còn ở nhà với mẹ. Cũng như bố, tôi không còn giấc trưa yên ả trong tiếng chào mào, tiếng gà, tiếng gió lao xao cành lá. Chiều với tôi gấp gáp, vội vã bởi áp lực công việc của ngày. Chiều như hiệp 2 của một trận bóng đá, như cái kết một bộ phim gay cấn, như mẻ gốm sắp ra lò…

Rồi một ngày, tôi thoát ra vòng quay mưu sinh, về quê dăm ba ngày phép chơi với mẹ. Năm tháng qua đi, tóc bố đã bạc trắng, mẹ đã lên chức bà. Các cháu đã lớn, đi học ăn ngủ bán trú. Mẹ tôi lại ngồi ngóng các cháu đi học về, xem đứa nào vui, đứa nào cáu kỉnh.

Cuộc đời của một người phụ nữ là thế. Lúc còn trẻ đi chợ về lo ánh mắt con thất vọng vì không có quà bánh, lúc về già lo con cháu trở về nhà không được vui. Chúng tôi có cố gắng dành dụm sửa cái nhà, mua cái ti vi, cái máy tập thể dục… cho bố mẹ, nhưng dù có đầy đủ đến đâu cũng không thể khỏa lấp được khoảng trống của những buổi chiều như thế. Chiều cứ xa vắng dần, mênh mông, mênh mông.

Ngày bé, tôi chỉ ước cả ngày chỉ có sáng mà không có chiều. Còn giờ, tôi lại ước chiều cứ dài mãi thêm để mái tóc pha sương của mẹ không thao thức từng đêm lo nghĩ. Phải chăng trong đời mỗi con người, chúng ta đều có những mong ước phi lý nhưng rất đỗi chân thành, tha thiết vì những gì thân yêu nhất như thế đó.

Chiều nay, từ hiên nhà, tôi nhìn ra chỉ thấy một sự vắng lặng. Xa xa, phía cuối trời, mây vẫn nhẹ bay theo gió. Bên hiên nhà, chiếc ghế mây còn đây, cái rổ, cái rá vẫn treo trên tường, nhưng mẹ tôi đã an nhiên về miền mây trắng. Rồi trăng lên, đêm về. Còn tôi, tôi lại mở trang giấy và ngồi cùng những cảm xúc đang đầy ắp trong lòng. Tôi nhớ mẹ!

Có thể bạn quan tâm

Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Làng tôi

Làng tôi

(GLO)- Chuyến về quê lần này, tôi theo vợ chồng chú em Huỳnh Văn Hòa ra ruộng mướp vào một sáng mùa hè để tận hưởng không gian thoáng đãng cùng người làng tôi, đất làng tôi.