Định giá đất đúng và đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hàng vạn sổ đỏ bị treo, hàng ngàn dự án không thể triển khai và ngân sách hụt thu một nguồn lực rất lớn do tắc định giá đất. Đáng nói, tình trạng này diễn ra trong bối cảnh quy định pháp luật về định giá đất được sửa đổi, lấy ý kiến liên tục.

Tính tới Dự thảo nghị định quy định về giá đất mà Bộ TN-MT đang lấy ý kiến thì chỉ khoảng hơn 1 năm qua, đã có 3 nghị định về công tác này. Đầu tiên là Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 44 đưa ra lấy ý kiến hồi giữa năm 2023 gây "bão" khi bỏ phương pháp thặng dư dù đây là phương pháp đang được sử dụng nhiều nhất trong định giá đất.

Sau rất nhiều kiến nghị, đề xuất, Nghị định 12 ngày 5.4.2024 thay thế Nghị định 44 đã tiếp thu, giữ lại phương pháp thặng dư. Đặc biệt, Nghị định giao cho chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quy định nhiều chỉ tiêu, tiêu chí có ảnh hưởng quyết định đến giá đất để tính toán cho phù hợp. Những quy định đó giúp cho việc tính toán thuận lợi hơn, minh bạch hơn; đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro cho thẩm định viên và tổ chức tư vấn xác định giá đất. Các quy định chuyển tiếp về xác định giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất cũng được hướng dẫn rõ ràng, góp phần rất lớn vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án còn tồn đọng trước đây.

Thế nhưng ở chiều ngược lại, Nghị định 12/2024 lại chưa tính đúng, tính đủ khoản chi phí hợp lý của nhà đầu tư, khiến doanh nghiệp (DN) có thể bị thiệt hại, lãng phí hàng nghìn tỉ đồng. Cũng vì tiếp thu sửa đổi nhưng chưa trọn vẹn nên Nghị định 12 vẫn chưa thể tháo được nút thắt định giá đất khiến hàng trăm dự án tiếp tục nghẽn, hàng vạn sổ hồng chưa thể cấp cho người dân dẫn đến ngân sách hụt thu lớn.

Những tưởng các vấn đề này sẽ được điều chỉnh trong Dự thảo sửa đổi nghị định quy định về giá đất đang lấy ý kiến, nhưng soi chiếu thì thấy vẫn tồn tại nhiều quy định chưa hợp lý. Việc xây dựng các yếu tố đầu vào để xác định giá đất sai bản chất kinh tế có thể làm triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt về nguồn cung vẫn chưa thể cởi bỏ. Các khoản chi của DN không được tính đủ có thể dẫn tới chi phí phát triển dự án bị đội lên cao, khiến giá nhà chỉ có thể tăng, không thể giảm...

Mới nhất cách đây 3 ngày, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu ưu tiên hoàn thiện dự thảo nghị định về giá đất, giao Bộ TN-MT tiếp thu các ý kiến chuyên gia để quy định chặt chẽ việc tính chi phí đầu tư xây dựng và các khoản tài chính khác theo pháp luật về xây dựng. Dẫn lại để thấy công tác định giá đất quan trọng thế nào với thị trường, với DN, người dân và nền kinh tế. Định giá đất đúng và đủ không chỉ giúp cho nhà nước khai thác nguồn thu mà còn góp phần điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn; hạn chế tiêu cực, thu hút đầu tư và bảo đảm quyền lợi về tài sản cho người dân.

Trong bối cảnh hơn 1 tháng nữa, 3 luật liên quan đến bất động sản gồm luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở có hiệu lực, việc các văn bản dưới luật được ban hành đồng bộ, kịp thời sẽ giúp thị trường phục hồi, tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài ngủ đông. Đó cũng là mục tiêu và mong muốn của Báo Thanh Niên khi đứng ra tổ chức Tọa đàm "Định giá đất: Đúng và đủ" sáng nay 14.6 để chuyển tải nhanh nhất, kịp thời nhất, trực tiếp nhất ý kiến đóng góp của các chuyên gia, DN, đại diện chính quyền các địa phương với Dự thảo nghị định quy định về giá đất nóng bỏng và cấp thiết hiện nay.

Định giá đất dù là phương pháp nào thì điều quan trọng nhất cũng phải đúng và đủ.

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.