Thách thức ô tô điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện là rất lớn, song đi kèm đó là những thách thức, hệ lụy khó lường nếu chính sách quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật không theo kịp.

Xu hướng chuyển đổi kinh tế xanh, trong đó có giao thông xanh là mục tiêu quan trọng của Chính phủ theo đuổi, nhất là khi VN quyết tâm thực hiện cam kết Net zero vào năm 2050. Nhiều chính sách ưu đãi đã được Chính phủ đưa ra với lĩnh vực xe điện như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm phí trước bạ… Tuy nhiên, các ưu đãi này so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan còn khá khiêm tốn.

Thách thức ô tô điện.

Thách thức ô tô điện.

Trên thực tế, việc Trung Quốc tiến thần tốc và vượt qua nhiều quốc gia khác về xe điện nhờ các doanh nghiệp nước này đã nhận được hỗ trợ đặc biệt từ phía Chính phủ, từ chính sách tín dụng ưu đãi cho đến trợ cấp người tiêu dùng, miễn thuế… Với VN, để quy mô thị trường xe điện mở rộng và tăng tốc nhanh, ngoài ưu đãi thuế, các chuyên gia cho rằng cần xem xét thêm các chính sách hỗ trợ.

Một thực tế cần suy nghĩ là "ông lớn" xe điện của Trung Quốc - BYD từng hé lộ sẽ nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất xe điện tại VN, song mới đây đã tạm lùi kế hoạch này. Thay vào đó, BYD thông báo sẽ đầu tư 1,3 tỉ USD vào nhà máy xe điện tại Indonesia. Rõ ràng, nếu không nhanh chân với các cơ chế ưu đãi rộng mở hơn, rất có thể chúng ta sẽ tụt lại trong việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn nước ngoài cũng như trong nước tham gia sản xuất, lắp ráp xe điện tại VN.

Ở khía cạnh ngược lại, bên cạnh tiềm năng của thị trường xe điện, cơ quan quản lý cũng cần lường trước những nguy cơ rủi ro. Việc thiếu quy chuẩn kỹ thuật với xe điện khiến nhiều chuyên gia lo ngại ô tô điện giá rẻ kém chất lượng sẽ tràn vào VN như bài học với xe máy giá rẻ Trung Quốc trước đây.

Theo TS Võ Duy Thành, ĐH Bách khoa Hà Nội, một trong những lý do ô tô điện từ Trung Quốc vào VN khá dễ dàng vì chúng ta chưa có quy trình, tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát. Trong khi đó, ô tô nhập khẩu điện giá rẻ có nguy cơ cháy nổ, mất an toàn khi vận hành trên đường. Về lâu dài, có nguy cơ rất lớn về ô nhiễm môi trường khi phải xử lý các loại pin chất lượng không cao.

Để thị trường xe điện phát triển bền vững, còn rất nhiều việc phải làm từ xây dựng cơ chế, cân nhắc chính sách ưu đãi phù hợp các cam kết quốc tế, chuẩn bị hạ tầng trạm sạc xe điện... Quan trọng và cấp thiết hơn là cần sớm ban hành quy chuẩn xe điện - hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn xe kém chất lượng, tránh nguy cơ VN thành "bãi rác" xe điện trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.