Ngư dân Quảng Ngãi hớn hở cập bờ, mang về trăm tỷ đồng từ mực xà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau hơn 3 tháng lênh đênh trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, nhiều tàu câu mực xà của ngư dân xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cập bờ mang theo hàng nghìn tấn mực khô, với giá trị ước đạt trên 250 tỷ đồng.

Những ngày qua, các tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) liên tục cập bờ để bán chuyến mực đầu tiên trong năm 2024. Sản lượng khai thác tăng cao, giá cả ổn định khiến ngư dân vui như Tết.

Vừa cập cửa Sa Cần sau hơn 3 tháng lênh đênh ở Trường Sa, tàu cá QNg 95422 TS của ngư dân Trần Tức (trú xã Bình Chánh), cùng 54 ngư dân phấn khởi vì sản lượng khai thác tăng cao.

“Chuyến biển này cả tàu tôi thu được 60 tấn mực xà khô, nhiều gấp đôi so với chuyến năm ngoái, mang về hơn 8 tỷ đồng cho tôi và các thuyền viên trên tàu”, ngư dân Tức vui mừng.

Tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh cập cửa biển Sa Cần sau hơn 3 tháng khai thác ở Trường Sa.

Tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh cập cửa biển Sa Cần sau hơn 3 tháng khai thác ở Trường Sa.

Tương tự, ngư dân Nguyễn Tấn Dũng (trú xã Bình Chánh - chủ tàu QNg-95769 TS), cùng hơn 40 thuyền viên vừa trở về, thu hơn 45 tấn mực xà khô, đạt hơn 6 tỷ đồng.

Hiện các tàu câu mực của ngư dân Bình Chánh cũng đang lần lượt về bờ sau thời gian dài khai thác trên biển. Chuyến khai thác đầu năm 2024 đạt sản lượng cao, giá bán 135.000 -145.000 đồng/kg mực xà khô khiến ngư dân rất phấn khởi.

Xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) là địa phương nổi tiếng cả nước với nghề câu mực xà, với trên 120 tàu hành nghề, trong đó có khoảng 50 chiếc đánh bắt dài ngày ở ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa. Chỉ sau chuyến biển đầu năm 2024, sản lượng khai thác mực xà khô đạt 1.540 tấn, giá trị ước đạt trên 250 tỷ đồng.

Ngư dân phơi mực trên tàu, ở ngoài khơi.

Ngư dân phơi mực trên tàu, ở ngoài khơi.

Nghề câu mực xà, mỗi tàu có khoảng từ 40-50 ngư dân. Khi ra đến khơi xa, cứ đến chiều tối tàu mẹ bắt đầu thả thúng, mỗi thúng một người cách nhau tầm 1 hải lý. Trên thúng câu có đèn dụ mực, mồi câu, rồi đến rạng sáng hôm sau tàu mẹ bắt đầu chạy thu gom các thúng câu.

Theo các ngư dân ở xã Bình Chánh, nghề câu mực xà ở xã xuất hiện từ năm 1990, lúc đầu phương tiện đánh bắt còn nhỏ, sản lượng đánh bắt và hiệu quả sản xuất còn thấp, nay đã có cải thiện. Ngư dân câu mực xà thường hành nghề cách bờ hơn 150 hải lý với độ sâu trên 800m nước, thời gian chính vụ từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 9 năm sau.

Ngư dân bán mực cho thương lái.

Ngư dân bán mực cho thương lái.

Trung bình mỗi năm, các tàu ở xã Bình Chánh khai thác trung bình khoảng 4.000 tấn mực. Toàn bộ số mực này được đưa về các kho thu mua, sơ chế ở địa phương.

Từ các kho này, mực xà của ngư dân xã Bình Chánh được đưa đi tiêu thụ khắp nơi ở trong và ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan.

Có thể bạn quan tâm

Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 1.943 hộ với 7.989 khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, hệ thống chính trị xã tập trung triển khai nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Ông Đinh Thai-người uy tín của huyện Kbang

Kbang: Chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Việc thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết về tình hình thời sự, vấn đề kinh tế-xã hội và tạo điều kiện tham quan, học tập kinh nghiệm từ thực tiễn đã giúp cho đội ngũ già làng, người có uy tín trên địa bàn huyện Kbang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

(GLO)-

Tròn 15 năm gắn bó với cây cao su, Rmah H’Byên không chỉ là công nhân có bàn tay vàng của Công ty TNHH một thành viên 74 (Công ty 74) mà chị còn tận tâm giúp đỡ hàng chục công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số biết cách cạo và cạo mủ cao su giỏi.

Huy động nguồn lực giúp hộ nghèo an cư

Huy động nguồn lực giúp hộ nghèo an cư

(GLO)- Những năm gần đây, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Nhờ đó, hàng ngàn hộ nghèo được an cư và có động lực để phấn đấu vươn lên.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.