10 nhóm ngành nghề "siêu hot" trong thời gian sắp tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo các chuyên gia, trong tương lai gần sẽ có nhiều nghề nghiệp mất đi, nhưng cũng có rất nhiều công việc mới ra đời, dưới đây là dự báo về ngành nghề "hot" trong thời gian sắp tới.

Dự báo ngành nghề "hot"

Mới đây, chia sẻ tại hội thảo "Đổi mới dạy - học với ChatGPT và trí tuệ nhân tạo", GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn - cho rằng, thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới về trí tuệ nhân tạo. Nhiều dự báo trước đây về tương lai cần phải suy nghĩ lại và thay đổi.

GS Hoàng Văn Kiếm dẫn số liệu từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong 5 năm tới có khoảng 45% công việc có thể bị thay thế bởi Al như: Dịch vụ khách hàng, kế toán, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ giáo dục, sáng tạo và tiếp thị nội dung, tập luyện và dinh dưỡng cá nhân, dịch vụ tư vấn... Đáng nói, một số ngành liên quan đến công nghệ như công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa cũng có thể bị thay thế.

"Sẽ có nhiều nghề nghiệp mất đi, nhưng cũng có rất nhiều công việc mới ra đời, đặc biệt là những công việc liên quan đến tâm lý, cảm xúc, sáng tạo... đòi hỏi kỹ năng cao, giao tiếp xã hội, phục vụ cho vô vàn nhu cầu mới của con người" - GS Kiếm nói.

GS Hoàng Văn Kiếm cũng đưa ra dự báo về 10 nhóm ngành nghề "siêu hot" sắp tới là: Phần mềm, tâm lý, y tá – điều dưỡng, phân tích dữ liệu, nha khoa, an ninh mạng, năng lượng xanh, thú y, trí tuệ nhân tạo và tuyển dụng nhân sự.

Y tá – điều dưỡng được dự báo là ngành nghề "hot" trong thời gian tới. Ảnh: Hà Anh Chiến

Y tá – điều dưỡng được dự báo là ngành nghề "hot" trong thời gian tới. Ảnh: Hà Anh Chiến

Những khối ngành được chuộng nhất năm 2022

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), năm 2022, cả nước có 521.263 thí sinh nhập học vào các trường đại học. Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển, xác nhận nhập học cao nhất (24,54%). Tiếp theo là nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin (11,79%), Công nghệ kỹ thuật (9,18%) và Nhân văn 8,68%. Xếp ở vị trí thứ 5 là nhóm ngành Sức khoẻ với tỉ lệ tuyển sinh 6,35%.

Tỉ lệ tuyển sinh theo các lĩnh vực, ngành đào tạo năm 2022. Ảnh: Bộ GDĐT

Tỉ lệ tuyển sinh theo các lĩnh vực, ngành đào tạo năm 2022. Ảnh: Bộ GDĐT

Lời khuyên về chọn ngành nghề

Dành lời khuyên cho thí sinh, TS Lê Anh Đức - Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết, tỉ lệ nhập học cao chưa khẳng định được ngành đó “hot", chưa nói lên được cơ hội việc làm của ngành đó. Bởi để tìm được công việc thì bản thân sinh viên phải cảm thấy phù hợp, yêu thích và muốn gắn bó.

Theo đó, những ngành được cho là “hot”, theo thời gian sẽ giảm độ “hot”. TS Đức nhấn mạnh, thí sinh không nên đổ xô theo xu hướng mà cần lựa chọn chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích và hoàn cảnh của bản thân.

Về vấn đề này, TS Trần Khắc Thạc - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thuỷ lợi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới.

Xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các lĩnh vực rất lớn. Nhiều ngành nghề phải kết hợp với công nghệ để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, hầu hết các ngành nghề đều cần sự hợp tác quốc tế để có sự phát triển bền vững.

"Từ những phân tích điển hình trên, thí sinh có thể lập danh sách các ngành học liên quan, tìm hiểu và đưa ra quyết định phù hợp cho tương lai" - TS Thạc nói.

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

Chư Pưh phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

(GLO)-

Những năm qua, nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.