5 đặc sản độc đáo phải thử một lần khi ghé thăm Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Vùng đất võ Bình Đình không chỉ hút hồn du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là nơi sản sinh ra nhiều món đặc sản trứ danh, ăn một lần là nhớ mãi.

Bún chả cá Quy Nhơn

Bún chả cá Quy Nhơn

Bún chả cá Quy Nhơn

Nếu có dịp ghé thăm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bún chả cá trứ danh. Đây là đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố biển xinh đẹp này.

Chả cá và nước dùng là điểm giúp bún chả cá Quy Nhơn có hương vị khác biệt so với bún chả cá ở các địa phương khác. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi, kết hợp với nhiều loại gia vị được nêm nếm theo phương thức gia truyền.

Nước dùng chủ yếu được nấu từ xương, đầu cá tạo ra vị ngọt tự nhiên, hấp dẫn. Ngoài ra, ăn kèm với bún chả cá còn có chén tương ớt đặc trưng được pha chế theo cách riêng của người dân Bình Định.

Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi lòng heo cũng là một trong những món ăn đặc sắc của vùng đất võ Bình Định. Nguyên liệu chính để làm bánh hỏi là bột gạo, mà phải là gạo tấm thơm loại cũ mới ngon. Cách làm bánh hỏi gần như cách làm bún, nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn.

Người Bình Định thường ăn bánh hỏi cùng món lòng heo, có thêm một tô cháo và chén nước chấm mắm tỏi ớt pha đậm đà theo khẩu vị miền Trung. Khi ăn, gắp miếng lòng còn nóng với bánh hỏi thêm vài miếng rau tươi xanh, chấm vào nước mắm cay cay, ngọt ngọt, chua chua thì còn gì tuyệt vời hơn.

Bún Song Thằn

Bún Song Thằn

Bún Song Thằn

Nếu như các loại bún thông thường được làm từ bột gạo hay bột củ mì, thì bún Song Thằn Bình Định lại được chế biến từ bột đậu xanh. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì người thợ thường bắt dây bún từng đôi một nên nhiều người đọc thành bún “song thằn”.

Vì được làm hoàn toàn từ đậu xanh nên hương vị của món bún này không những đặc biệt thơm ngon, mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bún Song Thằn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ăn kèm với các loại nước dùng nấu từ thịt bò, thịt heo, tôm hay làm thành món bún xào.

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là món bánh truyền thống của người dân Bình Định. Bánh được làm rất công phu, có hình dáng giống chiếc nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Lá để làm bánh là loại lá gai, sau khi được tuyển chọn thì đem phơi khô, nấu nhừ với mật mía. Khi nước nấu đặc và nhuyễn thì cho bột nếp vào khuấy đều.

Tiếp đến, người làm bánh mang phần bột đã nấu đi giã để bột gạo, lá gai và mật hòa quyện vào với nhau. Nhân để làm bánh gồm có đậu xanh, dầu chuối, sợi dừa hoặc có thể dùng dừa khô. Nếu là bánh gai mặn thì có thêm thịt mỡ, đậu phộng trong nhân.

Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang

Bánh xèo tôm nhảy

Bánh xèo tôm nhảy

Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang từ lâu đã trở thành món ăn mang hương vị rất riêng của vùng đất Bình Định. Mặc dù sở hữu những bờ biển trải dài, nhưng người dân địa phương lại không sử dụng tôm biển mà thay vào đó là những con tôm đất nhỏ, có màu đỏ đẹp mắt và thịt săn chắc để làm bánh.

Bánh xèo tôm nhảy khi chín có màu vàng ươm, phía trên là gần chục con tôm tròn mẩy, chín đỏ au nổi lên trên mặt bánh trông đầy hấp dẫn. Ăn kèm với bánh xèo ở đây là bánh tráng gạo nguyên chất, dùng để cuốn với rau sống, một ít xoài và dưa leo xắt mỏng, bên cạnh là chén nước mắm được giã đầy đủ ớt, tỏi, chanh, đường.

Khi thưởng thức, vị ngọt của tôm tươi, cái giòn giòn của vỏ bánh và một chút chua, chát của xoài và chuối xanh hoà quyện với nước chấm đậm đà tạo thành một tổng hoà ngon tuyệt, khiến bất kỳ thực khách nào cũng nhớ mãi không quên.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.