Kbang xây dựng được 5 Câu lạc bộ "Nói không với tự tử"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ huyện vừa  sơ kết Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2022 (gọi tắt Đề án 938).

Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án 938, các cấp Hội phụ nữ ở Kbang đã phối hợp tổ chức được 228 buổi tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến gia đình, phụ nữ, trẻ em… với 12.510 lượt phụ nữ tham gia.

4 cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án 938 giai đoạn 2017-2022 được tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện. Ảnh: Minh Ngân

4 cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án 938 giai đoạn 2017-2022 được tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện. Ảnh: Minh Ngân

Toàn huyện xây dựng 13 mô hình tập thể, 24 mô hình cá nhân về “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; 18 mô hình “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; 3 Câu lạc bộ “Gia đình hội viên phụ nữ không vi phạm pháp luật”; 5 Câu lạc bộ “Nói không với tự tử”; 3 Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”; 2 Câu lạc bộ “Phòng-chống bạo lực gia đình”; 24 Câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”; 16 mô hình “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” gắn với xây dựng làng, xã nông thôn mới…

Qua triển khai thực hiện Đề án, hội viên, phụ nữ đã thay đổi nhận thức, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái, góp phần giải quyết các bức xúc; phụ nữ và trẻ em có cơ hội được phát triển về mọi mặt.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, tự tử, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em… Đây là những vấn đề trọng tâm mà các cấp Hội phụ nữ huyện Kbang sẽ tiếp tục phối hợp khắc phục để thực hiện tốt hơn nữa Đề án 938 trong thời gian tới.

Dịp này, Chủ tịch UBND huyện Kbang đã tặng giấy khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án 938 giai đoạn 2017-2022.

Có thể bạn quan tâm

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.