Đak Đoa: 13 tập thể và cá nhân được khen thưởng trong công tác bảo hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 17-2, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức tọa đàm kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập ngành BHXH (16/2/1995-16/2/2023). Tham dự có ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh, ông Y Đức Thành-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và đại diện lãnh đạo một cơ quan, đơn vị của huyện…

Buổi tọa đàm đã ôn lại chặng đường hình thành và phát triển ngành BHXH nói chung, BHXH huyện Đak Đoa nói riêng. BHXH huyện Đak Đoa (tiền thân là BHXH huyện Mang Yang) được thành lập vào tháng 8-1995 theo quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-10-1995, đến tháng 9-2000 sắp xếp bộ máy theo địa giới hành chính huyện Mang Yang (cũ) thành 2 huyện Đak Đoa và Mang Yang.

Trao giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác BHXH và BHYT năm 2022. Ảnh: Thanh Nhật

Trao giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác BHXH và BHYT năm 2022. Ảnh: Thanh Nhật

Hiện nay, BHXH huyện Đak Đoa có 14 cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng; 8 đảng viên; chi bộ BHXH và tổ chức Công đoàn cơ sở hoạt động độc lập. Đến nay, toàn huyện có trên 114.000 người tham gia BHXH, BHTN, BHYT, trong đó tham gia BHXH đạt gần 10% lực lượng lao động, tham gia BHTN đạt 8% lực lượng lao động và tham gia BHYT đạt tỷ lệ bao phủ 88% dân số trên địa bàn. Hàng tháng quản lý 1.700 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, bình quân chi trả khoảng 7 tỷ đồng/1 tháng; quản lý thanh toán chi phí cho 2 cơ sở khám-chữa bệnh, bình quân hơn 2 tỷ đồng mỗi tháng. Giải quyết chi trả BHXH 1 lần, các chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động. Trong năm 2022, toàn huyện có hơn 6 ngàn lao động tại Đak Đoa đang tham gia BHXH ở trong và ngoài huyện, có 114.450 người dân tham gia BHYT (tăng 41 ngàn người so với 15 năm thành lập ngành), số thu hiện nay khoảng 136 tỷ đồng và số tiền chi trả các chế độ về BHXH khoảng 130 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BHXH huyện đã giải quyết cho hàng ngàn lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, giải quyết cho người hưởng lương hưu, các chế độ BHTN, tử tuất, BHXH 1 lần. Ngoài ra, phối hợp với các cơ sở y tế mỗi năm thanh toán chi phí cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân được khám-chữa bệnh BHYT.

BHXH huyện luôn đoàn kết, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Tập thể và nhiều cá nhân đã được BHXH tỉnh khen thưởng; hàng năm có từ 2 cá nhân đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, tập thể nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, đặc biệt là đã nhận được 5 bằng khen và 1 cờ thi đua của BHXH Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, đại diện lãnh đạo BHXH tỉnh đã trao giấy khen của Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai cho 7 tập thể và cá nhân thuộc BHXH huyện Đak Đoa, 6 tập thể và cá nhân thuộc một cơ quan đơn vị của huyện vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác BHXH và BHYT năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.