Nghĩa Hòa tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hiện có khoảng 5.000 người dân sinh sống ở 5 thôn, làng. Để dịch vụ công trực tuyến ngày càng phổ biến, hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại, đầu năm 2023, xã đã thành lập điểm truy cập dịch vụ công trực tuyến. Đây là xã đầu tiên của huyện Chư Păh triển khai mô hình này, qua đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại cơ sở.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huy Thiện cho biết: Chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian cũng như giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Trước mắt, xã tiến hành cải cách một số thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực như: đăng ký tạm trú, tạm vắng; theo dõi vấn đề lưu trú và một số thủ tục liên quan đến khai sinh, khai tử, chế độ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Công an xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh) hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Hà Phương

Công an xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh) hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Hà Phương

Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, lực lượng Công an xã bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”; rà soát, thực hiện các giải pháp để cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện theo quy định, gắn với cấp tài khoản định danh điện tử, tài khoản ngân hàng... Trung úy Phạm Quốc Đại (Công an xã Nghĩa Hòa) chia sẻ: Cùng với việc tham mưu thành lập điểm truy cập dịch vụ công trực tuyến tại xã, đơn vị còn hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản định danh mức 1. Khi triển khai, một số người dân còn bỡ ngỡ, song với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Công an xã, đến thời điểm hiện tại, mọi người cơ bản đã đăng ký được tài khoản định danh mức 1 và tiến đến đăng ký tài khoản định danh mức 2.

Trước đây, anh Đỗ Viết Lưu (thôn 1) khi cần làm các thủ tục hành chính đều nộp hồ sơ trực tiếp và mang theo rất nhiều giấy tờ. Tuy nhiên, khi được lực lượng Công an và cán bộ, công chức xã hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đăng ký tài khoản định danh điện tử VneID, anh thấy rất tiện lợi. Anh Lưu bộc bạch: “VneID giúp chúng tôi tích hợp giấy tờ trên ví điện tử trong điện thoại thông minh. Từ nay đi ra ngoài không cần mang theo nhiều giấy tờ. Bên cạnh đó, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng giúp người dân giảm bớt thời gian đi lại, chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể nộp các thủ tục hành chính đầy đủ”.

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.
Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động (NLĐ) xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.