Xứng đáng danh hiệu công nhân ưu tú của Binh đoàn 15

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tuy chồng bị bệnh hiểm nghèo mất sớm, một mình nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Nguyễn Thị Nhớ (công nhân Đội 17, Công ty 74, Binh đoàn 15) đã nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2022, chị được Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 công nhận là công nhân ưu tú giai đoạn 2017-2022.

Hiện chị Nhớ nhận khai thác 1.600 cây cao su. Đối với người bình thường, hoàn thành được nhiệm vụ đã khó nhưng với chị Nhớ không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn xuất sắc vượt sản lượng hàng năm. Nếu như trước năm 2020, lương bình quân của chị đạt 6,5 triệu đồng/tháng thì năm 2021 tăng lên 9,3 triệu đồng/tháng và năm 2022 là hơn 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị còn chăm sóc 1 ha điều của gia đình, mỗi năm thu gần 40 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Nhớ được Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 tôn vinh công nhân ưu tú giai đoạn 2017-2022. Ảnh: Sơn Tùng

Chị Nguyễn Thị Nhớ được Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 tôn vinh công nhân ưu tú giai đoạn 2017-2022. Ảnh: Sơn Tùng

Để đạt những kết quả trên, ngoài sự cần cù, siêng năng, chị Nhớ còn tích cực tham gia các phong trào thi đua do Công ty phát động như: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”. Với phương châm “Mỗi ngày cạo mủ là một ngày luyện tay nghề”, hàng ngày, chị có mặt tại lô cao su từ 1 giờ sáng để bắt đầu công việc, rèn luyện thuần thục các kỹ thuật cạo khó như: miệng cạo phải có lòng máng, không lượn sóng, không lệch miệng; thực hiện nghiêm quy trình chăm sóc, khai thác vườn cây; nâng niu từng nhát dao, tỉ mỉ trên từng đường cạo, chắt chiu từng giọt mủ cao su với nguyên tắc “3 sạch” để mang lại thu nhập cao.

Đặc biệt, trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Công ty 74, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Đội 17, chị Nhớ đã tham mưu và trực tiếp triển khai các phong trào, hoạt động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình. Chị Rơ Mah Beh-công nhân Đội 17-cho biết: Chị Nhớ cùng với Ban Chấp hành Chi hội Phụ nữ tổ chức các chương trình, phong trào theo hướng gần gũi, thiết thực như: tuyên truyền, vận động chị em đưa con đến nhà trẻ để được chăm sóc, học tập đầy đủ, tạo điều kiện cho bố mẹ có thời gian phát triển kinh tế gia đình; động viên chị em tham gia các mô hình: “Đổi công”, “Gắn kết hộ”, “Nuôi heo đất”, “Vườn rau xanh”, “Vườn rau kết nghĩa” và tích cực chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Còn chị Puih Dyih thì nhận xét: “Mình có tay nghề giỏi, lương hơn 9 triệu đồng/tháng một phần là nhờ chị Nhớ giúp đỡ. Những kỹ thuật cạo mủ khó hay việc mình chưa biết cách làm đều được chị Nhớ tận tình hướng dẫn, giúp đỡ”.

Thiếu tá Nguyễn Văn Đảng-Đội trưởng Đội 17 tự hào khi nói về cấp dưới của mình: “Chị Nguyễn Thị Nhớ là công nhân ưu tú của đơn vị, được người dân địa phương và đồng nghiệp tin yêu, nể phục. Mặc dù chị có hoàn cảnh không may mắn nhưng đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Đơn vị luôn lấy tấm gương của chị để giáo dục, động viên và truyền cảm hứng cho mọi người”.

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.
Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động (NLĐ) xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.