Nộm củ hũ dừa miền Tây - món khai vị tinh tế, thơm ngon

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nộm củ hũ dừa có vị giòn sần sật của dừa, vị béo ngậy của tôm và tai lợn, hòa quyện cùng vị thanh của rau, củ quả; trông rất bắt bắt với màu trắng của củ hũ dừa, tai lợn, màu đỏ của thịt tôm...
Món nộm củ hũ dừa miền Tây. Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

Món nộm củ hũ dừa miền Tây. Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

Miền Tây của Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn thơm ngon được chế biến từ dừa.

Trong số đó, thực khách chắc chắn không thể không nhắc tới món nộm củ hũ dừa - một món khai vị tinh tế, mở đầu cho bữa tiệc ẩm thực thú vị ở những vùng trồng dừa nổi tiếng Việt Nam.

Nộm củ hũ dừa là một trong những món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Nguyên liệu để làm món ăn này rất đặc biệt, đó là củ hũ dừa. Đây là phần thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Củ hũ dừa có màu trắng nõn nằm sâu trong thân trên cây dừa, bao gồm chồi non chưa nhú của lá và cuống lá. Chính vì vậy, người ta phải chặt cả cây dừa được trồng nhiều năm để có được nguyên liệu chế biến món ăn này.

Để làm được món nộm ngon, cần chọn phần củ hũ trắng nhất rồi ngâm với nước đá có vắt vài giọt chanh để tăng độ trắng giòn của nguyên liệu. Sau đó, củ hũ dừa được cắt thành từng lát mỏng, dài vừa ăn. Ngoài củ hũ, cần phải chuẩn bị các nguyên liệu khác như tôm sú hấp bóc vỏ, xẻ đôi, tai lợn luộc thái sợi, cà rốt, dưa chuột, hành tây tím thái và các loại rau thơm. Khâu cuối cùng là trộn tất các các nguyên liệu đã được chuẩn bị với nước trộn gỏi chua ngọt được pha từ mắm, đường, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước chanh hoặc dấm và nước lọc.

Món nộm này rất ngon miệng, có vị giòn sần sật của dừa, vị béo ngậy của tôm và tai lợn, hòa quyện cùng vị thanh của rau, củ quả. Hơn thế nữa, nộm củ hũ dừa còn trông rất bắt bắt với màu trắng của củ hũ dừa, tai lợn, màu đỏ của thịt tôm, màu của cà rốt và hành tím lẫn màu xanh của các loại rau thơm.

Nộm củ hũ dừa đã trở thành món đặc sản nổi tiếng mà du khách không thể bỏ lỡ mỗi khi tới thăm miền Tây. Với những người dân miền Tây xa quê lâu ngày, món ăn này còn gợi nhớ những ký ức tuổi thơ và quê nhà bình yên lắng đọng trong lòng mỗi người.

Theo Bích Vân (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.