E ấp nụ tầm xuân ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hoa tầm xuân mỏng manh nhưng lại có sức hút mãnh liệt bởi sắc màu tươi sáng cùng những cành hoa chi chít nụ mang ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc đã khiến nhiều người dân phố núi Pleiku “phải lòng” trong mỗi dịp Tết.

Như mọi năm, cửa hàng hoa tươi Lưu Ly (226B Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) của chị Nguyễn Thị Phụng luôn là địa điểm cung ứng hoa tầm xuân cho khách hàng Phố núi. Chị Phụng cho rằng, loại hoa này không nở rực rỡ, không tỏa hương như: lan, ly, hồng, cúc… nhưng nó vẫn có sức hút một lượng khách riêng vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nụ tầm xuân là loài hoa của mùa xuân, đại diện cho sự may mắn, an khang thịnh vượng. Những nụ hoa bé nhỏ còn có ý nghĩa sinh chồi, nảy lộc sẽ mang đến gia đình một năm mới tràn đầy may mắn, phát lộc phát tài”-chị Phụng cho biết.

Chị Nguyễn Thị Phụng-Chủ cửa hàng hoa tươi Lưu Ly cắm hoa tầm xuân cho khách. Ảnh: Mai Ka
Chị Nguyễn Thị Phụng-Chủ cửa hàng hoa tươi Lưu Ly cắm hoa tầm xuân cho khách. Ảnh: Mai Ka

Dịp tết Nguyên đán năm nay, chị Phụng nhập về 3.000 cành tầm xuân để bán sỉ, lẻ. Nụ tầm xuân có giá khoảng từ 8.000-12.000 đồng/cành, với đủ các màu sắc như: xanh, vàng, đỏ, tím... Lượng khách ưa chuộng loại hoa này chủ yếu là người miền Bắc. Họ chuộng vẻ đẹp rất riêng với những nụ hoa nho nhỏ, xinh xắn, bắt mắt và đầy sức sống. Thường thì người mua sẽ chọn một bó khoảng 10 cành trở lên để về cắm một bình hoa xuân trưng bày trong những ngày Tết.

Cửa hàng hoa tươi Hướng Dương (132 Trường Sơn, TP. Pleiku) cũng là một trong những điểm bán tầm xuân rất “chạy” hàng trong những ngày Tết. “Thường thì tôi nhập tầm xuân về bán trước Tết khoảng 15 ngày. Những ngày Tết, tôi vẫn mở cửa phục vụ khách hàng. Vốn dĩ nụ tầm xuân nguyên bản có màu trắng pha xám. Sau đó, được nhuộm thành các màu sắc khác nhau để tạo sự tươi mới, đa dạng trong ngày Tết. Năm nay, khách hàng không còn mua cành về tự cắm mà đặt cho cửa hàng cắm thành những chậu hay lẵng lớn. Chúng tôi đã kết hợp nghệ thuật cắm hoa và đính thêm những phụ kiện như: bao lì xì, câu đối,... theo yêu cầu của khách. Mỗi bình hoa cắm sẵn có giá giao động phổ biến từ 350.000 đồng cho đến khoảng 2 triệu đồng, tùy theo kiểu dáng, kích cỡ”-chị Lê Thị Ngọc Anh (chủ cửa hàng) cho hay.

Với ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc, hoa tầm xuân đã khiến nhiều người “phải lòng” trong mỗi dịp Tết. Ảnh: Mai Ka

Với ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc, hoa tầm xuân đã khiến nhiều người “phải lòng” trong mỗi dịp Tết. Ảnh: Mai Ka

Những nụ tầm xuân nhỏ bé, mềm mại, vươn mình thẳng tắp khoe sắc với tiết trời mùa xuân. Với nhiều gia đình, Tết đến xuân về trong nhà không thể thiếu những bình hoa tầm xuân để rước tài lộc, may mắn. Là người gốc Hà Nội, anh Võ Nhật Linh (phường Trà Bá, TP. Pleiku) rất yêu thích loài hoa này. Gần 20 năm sinh sống tại Pleiku, Tết năm nào trong nhà anh cũng không thể thiếu những cành tầm xuân. Ngoài mai, đào, quất… thì tầm xuân luôn được gia đình anh lựa chọn trang trí ở nơi cao và thoáng đãng trong nhà. Anh Linh chia sẻ: “Tầm xuân tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Bởi vậy, năm nào, gia đình tôi cũng đều chưng tầm xuân trong dịp Tết”.

Với nhiều người, dịp Tết đến, xuân về trong nhà không thể thiếu những bình hoa tầm xuân để rước tài lộc, may mắn. Ảnh Mai Ka

Với nhiều người, dịp Tết đến, xuân về trong nhà không thể thiếu những bình hoa tầm xuân để rước tài lộc, may mắn. Ảnh Mai Ka

Năm nào cũng lặn lội từ huyện Chư Pưh lên TP. Pleiku để tìm mua tầm xuân về trang trí trong ngày Tết, chị Lữ Thiên Thanh (thị trấn Nhơn Hòa) hào hứng nói: “Vì loại hoa này ở huyện rất hiếm người nhập về bán nên tôi tranh thủ lên Pleiku tìm mua. Hoa tầm xuân rất lâu tàn nếu biết cách bảo quản. Năm nào tôi cũng chưng hoa tầm xuân đến ra Giêng”. Theo chị Thanh, để cắm được bình tầm xuân đẹp phải cắm theo kiểu phát lộc, dùng các lọ lục bình hoặc bình hoa lớn. Khi cắm vào bình, nụ tầm xuân sẽ đan xen, tỏa rộng và nhô cao ở giữa giống như vầng hào quang xung quanh các vị Phật. Ngoài ra, kết nụ hoa tầm xuân thành những giỏ hoa cũng là một cách sáng tạo để giúp cho không gian gia đình thêm sinh động, rực rỡ trong những ngày Tết.

Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.