Khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chiều ngày 19-1 (28 tết), Sở TT-TT TPHCM cùng các đơn vị phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023 với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - Xuân an vui, xuân thịnh vượng” trên tuyến đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến bùng binh Quách Thị Trang, quận 1).
Cắt băng khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cắt băng khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đến tham dự lễ khai mạc, có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Trần Kim Yến, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Dũng, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch Hội Nhà báo

Đại biểu dự khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đại biểu dự khai mạc Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, số lượng đơn vị tham gia nhiều nhất trong lịch sử 13 năm tổ chức. Quy mô lễ hội năm 2023 gấp 3 lần, diện tích gấp 4 lần so với năm 2022. Đường sách Tết Quý Mão năm 2023 được tổ chức với 4 cụm nội dung chính: Khu vực triển lãm nhiều chủ đề lịch sử - văn hóa quan trọng như Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh, Báo Xuân 2023, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, kỷ niệm 325 năm Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TPHCM.

Đại biểu tham quan các gian hàng tại Lễ hội Đường sách. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đại biểu tham quan các gian hàng tại Lễ hội Đường sách. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đặc biệt, lần đầu tiên, Đường sách Tết tổ chức triển lãm không gian “Nghệ thuật sách Việt Nam” giới thiệu những quyển sách phiên bản giới hạn được các nghệ nhân chế tác thủ công bằng chất liệu quý. Có những cuốn sách có giá trị rất cao về nghệ thuật và lịch sử như: Đại Nam quấc âm tự vị, tác giả Huỳnh Tịnh Của, năm 1883 - 1884; Từ điển Taber, xuất bản năm 1838 ở Caculta (có tờ bản đồ An Nam đại Quấc họa đồ - bản đồ này có Hoàng Sa bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp)...

Đại biểu tham quan triển lãm báo xuân. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đại biểu tham quan triển lãm báo xuân. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Tại đường sách, còn có các không gian trải nghiệm sách điện tử, sách nói, thư viện sách thông minh; trải nghiệm khu vực tái hiện không gian Tết xưa. Khu vực đọc, trao đổi sách được 20 nhà xuất bản, công ty sách hàng đầu trên cả nước chăm chút, đầu tư với 38 gian hàng cung cấp khoảng 50.000 tựa sách, gần 100.000 bản sách và nhiều hoạt động tương tác với mong muốn du khách và bạn đọc được trải nghiệm tết thật ý nghĩa, vừa đậm chất truyền thống nhưng vẫn hiện đại, sáng tạo, đổi mới.

Đại biểu tham quan, trải nghiệm làm tranh thuỷ ấn tại Lễ hội Đường sách Tết. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đại biểu tham quan, trải nghiệm làm tranh thuỷ ấn tại Lễ hội Đường sách Tết. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đặc biệt, tại Đường sách Tết Quý Mão 2023, ban tổ chức đã bố trí khu vực dành cho thiếu nhi với gian hàng sách, khu vui chơi nhằm khuyến khích phát triển văn hóa đọc, khả năng tư duy, sáng tạo của các em và là khu vực dừng chân nghỉ ngơi cho bạn đọc và người dân đến tham quan.

Người dân tham quan, mua sắm tại Lễ hội Đường sách Tết. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Người dân tham quan, mua sắm tại Lễ hội Đường sách Tết. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Bên cạnh đó, trong suốt thời gian lễ hội, sẽ có 60 chương trình biểu diễn, giao lưu, tương tác, trải nghiệm dành cho thiếu nhi, bạn đọc và du khách. Về mặt thiết kế, không gian Lễ hội Đường sách Tết được đầu tư thiết kế quy mô, mỹ thuật và hài hòa với không gian kiến trúc chung của lễ hội đường hoa và các hoạt động văn hóa khác của thành phố.

Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023, diễn ra từ nay đến hết ngày 26-1 (tức mùng 5 tết).

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.