Chư Sê giành giải nhất hội thi làm bánh mứt truyền thống tỉnh Gia Lai Xuân Quý Mão 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày (4 và 5-1), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức hội thi “Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Gia Lai với bánh mứt truyền thống” Xuân Quý Mão năm 2023.

Bà Trần Lệ Nhung- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (thứ 2 từ phải qua) xem xét các đội trưng bày sản phẩm dự thi. Ảnh: Đinh Yến
Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (thứ 2 từ phải qua) xem xét các đội trưng bày sản phẩm dự thi. Ảnh: Đinh Yến

Hội thi gồm 2 nội dung: trưng bày các sản phẩm đạt giải từ hội thi cấp trên trực tiếp cơ sở và thi trực tiếp tại cấp tỉnh. Tham gia hội thi có 19 đội thi trưng bày sản phẩm và 18 đội thi trực tiếp với 90 thí sinh đến từ 17 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, 5 Công đoàn ngành và tương đương.

Đội LĐLĐ huyện Chư Sê đạt giải nhất Hội thi thuyết trình sản phẩm của mình với Ban Giám khảo Hội thi. Ảnh: Đinh Yến
Đội LĐLĐ huyện Chư Sê thuyết trình sản phẩm với Ban Giám khảo hội thi. Ảnh: Đinh Yến

Các đội dự thi trổ tài làm tối thiểu 2 loại bánh và 3 kg mứt truyền thống trở lên. Ban tổ chức chấm điểm dựa trên các tiêu chí sản phẩm dự thi chất lượng, mùi vị thơm, hấp dẫn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trang trí, trình bày đẹp và thuyết trình về ý nghĩa của sản phẩm.

Các sản phẩm dự thi đảm bảo chất lượng, mùi vị thơm, hấp dẫn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trang trí, trình bày đẹp và thuyết trình về ý nghĩa của sản phẩm. Với đôi bàn tay khéo léo, các đội đã đem đến hội thi các loại mứt truyền thống như: mứt dừa, mứt bí, mứt gừng, mứt bưởi vị chanh dây;…các loại bánh như: bánh in, bánh thuẫn, phục linh, đậu xanh…

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 16 giải khuyến khích và 6 giải phụ. Trong đó, giải nhất thuộc về đội LĐLĐ huyện Chư Sê.

Ban tổ chức trao giải nhất cho Đội LĐLĐ huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến
Ban tổ chức trao giải nhất cho Đội LĐLĐ huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến

Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Gia Lai cho biết: Các sản phẩm tham gia hội thi sẽ được sử dụng làm quà tặng cho công nhân, viên chức, lao động (CNVC-LĐ) nhiều năm không có điều kiện về quê sum họp cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán, phải làm việc trong những ngày nghỉ Tết do yêu cầu công việc, lao động, sản xuất và người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Hội thi còn tạo sân chơi lành mạnh, không khí vui tươi, đầm ấm, sum vầy và khả năng sáng tạo, khéo léo, đoàn kết trong CNVC-LĐ. Qua đó, góp phần khơi dậy và bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của Tết cổ truyền dân tộc.

Qua hội thi giúp CNVC-LĐ nâng cao nhận thức, bồi đắp niềm tin và ghi nhận những đóng góp tích cực của tổ chức Công đoàn. Từ đó tin tưởng, gắn bó hơn với tổ chức Công đoàn, thu hút đông đảo người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn.

    ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.