Cử tri kỳ vọng vào kết quả kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 3 ngày (7 đến 9-12), tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) đã diễn ra kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026). Hướng về kỳ họp, cử tri trong tỉnh đã bày tỏ nhiều ý kiến tâm huyết, kỳ vọng vào kết quả của kỳ họp lần này.

*Ông Lê Hữu Thùy-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa): Công tác tiếp xúc cử tri và tiếp nhận, giải quyết kiến nghị có nhiều đổi mới, thiết thực hơn

 

Ông Lê Hữu Thùy-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi
Ông Lê Hữu Thùy-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh tổ chức tại thị xã Ayun Pa đã có nhiều đổi mới theo hướng sát với cơ sở. Nếu như trước đây, địa điểm tiếp xúc cử tri thường tổ chức tại Hội trường chung của thị xã thì nay, tùy theo nội dung triển khai, các buổi tiếp xúc cử tri đã được tổ chức luân phiên xuống các xã, phường. Các nội dung báo cáo tại buổi tiếp xúc cũng được rút ngắn lại theo hướng cô đọng để dành phần lớn thời gian cho cử tri nêu ý kiến, kiến nghị.

Cùng với đó, các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri gửi tới tổ đại biểu HĐND tỉnh đã được ghi nhận, giao cụ thể cho các ban, ngành có liên quan trực tiếp giải trình trước cử tri hoặc xem xét trả lời cử tri trong thời gian sớm nhất. Đơn cử có thể thấy những ý kiến của cử tri xã Chư Băh về việc làm mương thoát nước trước cổng Trường THCS Phạm Hồng Thái và tỉnh lộ 668 (đoạn qua buôn Hoai) đã được tỉnh quan tâm, đầu tư, hoàn thành trong năm 2022. Riêng với kiến nghị nâng cấp trục đường giao thông thuộc tỉnh lộ 668 (đoạn qua xã Chư Băh), trong cuộc tiếp xúc mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành đã thông tin với cử tri chủ trương của tỉnh bố trí nguồn kinh phí khoảng 17 tỷ đồng đầu tư tuyến đường này trong thời gian tới. Có thể khẳng định rằng, việc đeo bám đến cùng để giải quyết thỏa đáng tâm tư, nguyện vọng của người dân sau mỗi buổi tiếp xúc đã tạo được niềm tin của cử tri đối với hoạt động của HĐND tỉnh.

* Ông Nguyễn Xuân Luân (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa): Công tác tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới

 

Ông Nguyễn Xuân Luân (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa). Ảnh: Phương Vi
Ông Nguyễn Xuân Luân (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa). Ảnh nhân vật cung cấp

Qua theo dõi kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Gia Lai trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phần đánh giá tổng kết tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2022, là người dân Gia Lai, tôi cảm thấy rất phấn khởi. Năm nay là năm mà cả nước nói chung và Gia Lai từng bước phục hồi trên mọi lĩnh vực sau 2 năm liền bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Năm 2022, Gia Lai có 19/21 chỉ tiêu kế hoạch đạt và vượt so với năm 2021. Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2022 (theo giá so sánh 2010) tăng 9,27% so với năm 2021. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; GRDP bình quân đầu người đạt 60,45 triệu đồng. Bên cạnh đó, diện tích gieo trồng, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, số doanh nghiệp thành lập mới... tăng so với năm 2021. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm. Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng. Tình hình an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo… Những kết quả rất khả quan mà tỉnh đạt được chính là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh.

Bên cạnh đó, qua theo dõi kỳ họp, tôi thấy việc tổ chức thảo luận ở tổ và chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường của HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới. Các ý kiến thảo luận, chất vấn của đại biểu và phần trả lời của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã sát thực hơn, giải đáp được nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm. Tôi tin tưởng rằng, sau kỳ họp cuối năm này, với việc giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri, việc thông qua nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, Gia Lai sẽ có thêm nhiều bước tiến hơn nữa trong tương lai.

* Ông Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku): Kỳ vọng vào sự phát triển mọi mặt của tỉnh trong năm 2023

 

Ông Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Ông Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Qua theo dõi diễn biến kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XII diễn ra từ ngày 7 đến 9-12, tôi và đông đảo cử tri làng Ốp vô cùng phấn khởi trước những kết quả nổi bật mà tỉnh đã đạt được trong năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực. Các đại biểu HĐND tỉnh cũng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận và đề ra nhiều giải pháp thiết thực để khắc phục một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong năm cũng như phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2023.

Tôi mong rằng, những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp mà HĐND tỉnh đã đề ra sẽ được thực hiện có hiệu quả và mang tính đột phá để người dân được hưởng lợi từ sự phát triển bền vững của địa phương nói riêng, tỉnh nhà nói chung. Đặc biệt, cử tri chúng tôi rất kỳ vọng vào việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng như chương trình xây dựng nông thôn mới, Bên cạnh đó là các chương trình xây dựng làng nông thôn mới, làng du lịch cộng đồng... gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

*Ông Mai Văn Tất (thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ): Mong tỉnh có chính sách ổn định giá vật tư nông nghiệp để nông dân sản xuất có lãi

 

Ông Mai Văn Tất (thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ). Ảnh: Ngọc Sang
Ông Mai Văn Tất (thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ). Ảnh: Ngọc Sang

Chỉ trong vòng hơn một năm, giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh, thậm chí giá một số loại phân bón đã tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, giá nông sản bấp bênh đã đẩy người nông dân rơi vào tình cảnh khó khăn. Với chi phí đầu tư như hiện tại, vụ cà phê năm nay nhưng lợi nhuận giảm 35% so với vụ năm ngoái. Nếu tình hình này kéo dài, nông dân sẽ rất khó khăn trong việc duy trì sản xuất.

Chúng tôi rất mong UBND tỉnh và các ngành liên quan có giải pháp bình ổn, kéo giảm giá phân bón và quản lý giá cả, chất lượng các loại giống vật tư nông nghiệp nói chung, đảm bảo hài hòa lợi ích và giúp người nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, chất lượng phân bón không đúng như quảng cáo, giới thiệu trên bao bì, đề nghị các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng này, nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh xem xét có chính sách trợ giá phân bón cho người dân, đặc biệt đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Có biện pháp hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để người dân an tâm sản xuất có lợi nhuận, tránh rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”.

* Ông Lê Minh Hiền (tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê): Mong muốn Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư, phát huy hơn nữa giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

 

Ông Lê Minh Hiền (tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh
Ông Lê Minh Hiền (tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Nhân dân An Khê rất vinh dự và tự hào khi đầu năm 2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng, tôn tạo, nâng tầm Quần thể di tích. Tuy nhiên, việc đầu tư chưa xứng tầm. Hiện nay mới chỉ đầu tư khu vực trung tâm Quần thể di tích gồm lũy An Khê, An Khê trường, An Khê đình nhưng chưa bài bản, một số hạng mục cồng trình còn dở dang. Trong khi đó, một số cụm di tích khác chưa được quan tâm đầu tư quy hoạch, xây dựng như Miếu Xà, Hòn đá ông Nhạc, Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc…

Hiện nay di tích đã được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt, do vậy người dân chúng tôi mong muốn Trung ương, tỉnh cần có sự quan tâm hơn nữa trong quy hoạch, đầu tư cho Quần thể di tích, nhất là khu di tích trung tâm. Bên cạnh đó, các địa phương cùng Nhân dân cần nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của các di tích. Trong đó, duy trì, phát huy các lễ hội Hội cầu Huê, lễ hội Đống Đa, giỗ vua Quan Trung… cùng các hoạt động mang tính tâm linh cổ truyền như lễ cúng Khai Sơn, Quý Xuân, Quý Thu nhăm phát huy văn hóa truyền thống lịch sử gắn với phát triển du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần người dân.

 

*Ông Nguyễn Quyết Thắng (Chủ tịch UBND xã Ia Peng): Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đã giúp thay đổi nhận thức của người dân
 

Ông Nguyễn Quyết Thắng (Chủ tịch UBND xã Ia Peng). Ảnh: Vũ Chi
Ông Nguyễn Quyết Thắng (Chủ tịch UBND xã Ia Peng). Ảnh: Vũ Chi

Là xã duy nhất của huyện đăng ký về đích nông thôn mới năm 2022, ngay từ đầu năm, xã đã bố trí ngồn vốn đầu tư các công trình thiết yếu trên địa bàn gồm: đường giao thông nông thôn thôn Bình Trang, đường giao thông thôn Thống Nhất, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn Sô Ma Hang B, nhà văn hóa thôn Sô Ma Rơng và Trường Mẫu giáo 1-6. Tổng kinh phí đầu từ trên 2,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, từ các nguồn lực hỗ trợ, xã đã xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 9 hộ gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 4,27%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Có thể thấy rằng, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đã giúp thay đổi nhận thức của người dân.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thay vì tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đa phần các hộ dân địa phương đã có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, biết chi tiêu tiết kiệm để tự mua thẻ bảo hiểm y tế bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nhiều thôn, buôn, người dân tham gia đóng góp kinh phí, nguyên vật liệu, ngày công chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng các công trình thiết yếu. Đời sống người dân nhờ vậy ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã cuối năm 2022 đạt 44 triệu đồng/người/năm.

 

NHÓM PHÓNG VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.