9X khởi nghiệp từ trà kombucha đa vị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tốt nghiệp Khoa Kinh tế đối ngoại (Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) nhưng chị Lê Thị Thu Hồng (tổ 7, thị trấn Chư Sê) lại có niềm đam mê với thức uống dinh dưỡng kombucha. Chị xây dựng dự án phát triển chuỗi cung ứng trà kombucha đa vị và xuất sắc giành giải nhì tại Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-2022.
Năm 2021, chị Hồng bắt đầu quan tâm tới thức uống thuần tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản hay chất tạo màu. Tình cờ, chị tìm thấy hình ảnh và bài viết về kombucha-một loại trà lên men được tạo ra bằng nấm men, đường và trà đen hoặc trà xanh. Sản phẩm này được sử dụng như thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường. Nhận thấy đây là loại thức uống dinh dưỡng rất tốt nhưng chưa có mặt tại thị trường Gia Lai, chị Hồng quyết định tìm đọc các tài liệu liên quan đến trà kombucha.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện dự án thì chị Hồng gặp một số khó khăn. “Gia Lai chưa có vùng trồng chè có chứng nhận hữu cơ nên tôi phải nhập nguyên liệu từ Thái Nguyên với chi phí vận chuyển khá cao. Cùng với đó, quá trình làm men cũng là một thử thách lớn đối với bản thân. Mẻ kombucha đầu tiên, tôi mất 7-10 ngày để làm hỗn hợp cộng sinh giữa các vi khuẩn và nấm men. Công đoạn này phải thật cẩn thận. Trong quá trình làm phải thử rất nhiều lần mới cho ra sản phẩm như mong muốn bởi tùy vào lượng nguyên liệu chế biến sẽ cho ra vị khác nhau. Việc thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ pH bằng mẫu quỳ tím để đảm bảo cho vi sinh vật vẫn hoạt động tốt cũng rất quan trọng”-chị Hồng chia sẻ.
Chị Lê Thị Thu Hồng và sản phẩm trà kombucha đa vị. Ảnh: Mai Ka
Chị Lê Thị Thu Hồng và sản phẩm trà kombucha đa vị. Ảnh: Mai Ka
Mẻ trà thành công đầu tiên của chị Hồng có vị chua ngọt từ men và mùi thơm của trà. Không dừng lại ở đó, chị còn sáng tạo ra những vị mới theo cảm xúc và theo mùa vụ của trái cây, tất cả đều là kombucha organic. Ngoài ra, 100% sản phẩm được đóng trong chai thủy tinh, loại chai có thể tái sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, thân thiện với môi trường. Đặc biệt, chị áp dụng công nghệ sấy hiện đại để chế biến sâu tạo thêm giá trị cho sản phẩm mà vẫn giữ được dinh dưỡng, màu sắc, hương vị. Sản phẩm trà kombucha ở dạng bột giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn khi sử dụng. Sản phẩm này được bán với giá 150-180 ngàn đồng/hộp 1 kg.
Chị Nguyễn Thị Mai Anh (thị trấn Chư Sê) nhận xét: “Sản phẩm được sấy khô thành bột nên có thể bảo quản được ở nhiệt độ thường trong thời gian dài. Gia đình tôi thích sử dụng trà kombucha bởi nó giúp bổ sung lợi khuẩn probiotics, vitamin nhóm B, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột”.
Lê Thị Thu Hồng (thứ 4 bên phải sang) xuất sắc giành giải Nhì tại cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022. Ảnh: Mai Ka
Lê Thị Thu Hồng (thứ 4 bên phải sang) xuất sắc giành giải Nhì tại cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022. Ảnh: Mai Ka
Trao đổi với chúng tôi về dự án khởi nghiệp chuỗi cung ứng trà kombucha đa vị của chị Hồng, anh Phạm Văn Luân-Chủ nhiệm nhóm Sáng tạo trẻ tỉnh Bến Tre-cho rằng: “Đây là một dự án có tiềm năng phát triển tốt bởi tạo ra sản phẩm mới, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Việc hướng tới xây dựng quy trình sản xuất khép kín, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản xuất không qua thanh trùng nhằm giữ được tối đa dinh dưỡng và lợi khuẩn có trong sản phẩm cũng là một lợi thế để phát triển dự án”. 
Với sản phẩm trà kombucha, chị Hồng đã xuất sắc giành giải nhì tại Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-2022. Anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh-cho biết: Dự án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng trà kombucha đa vị” được Ban giám khảo cuộc thi đánh giá cao bởi tính khả thi. Sản phẩm đưa ra với mục tiêu sống khỏe, sống xanh, tiêu dùng vì sức khỏe và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của dự án là trở thành thương hiệu chuyên sản xuất các loại bột uống tiện lợi, khi được đầu tư máy móc có thể cung ứng ra thị trường hơn 14.400 hộp bột trà/năm, tạo việc làm cho 6-8 lao động. Tin rằng, chị Hồng sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để phát triển trong thời gian tới.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.