Đồng bào công giáo Ia Băng sống "tốt đời-đẹp đạo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, đồng bào công giáo ở giáo xứ La Sơn và giáo xứ Vinh Sơn (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) luôn thực hiện đúng giáo lý, giáo luật cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đời sống vật chất, tinh thần của chức sắc, chức việc, bà con giáo dân ngày càng được cải thiện. Các cơ sở thờ tự, nơi học tập giáo lý, nhà truyền thông, nhà sinh hoạt tôn giáo cũng được chăm lo chu đáo, khang trang.

Giáo xứ La Sơn vốn là một xóm đạo gồm một số hộ dân quê Bình Định và Quảng Bình di cư đến Ia Băng lập nghiệp từ năm 1922. Trải qua thời gian, xóm đạo từng bước phát triển thành giáo họ, rồi lên giáo xứ. Năm 1958, nhà thờ La Sơn được xây dựng. Sau ngày thống nhất đất nước, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, giáo xứ La Sơn có linh mục quản xứ, có ban chức việc toàn tâm, toàn ý chăm lo đời sống người theo đạo. Từ đó, giáo xứ La Sơn càng có điều kiện phát triển.

Đến nay, giáo xứ La Sơn đã có hơn 750 hộ với khoảng 3.000 giáo dân đang sinh sống trong 6 giáo họ thuộc 12 thôn, làng của xã Ia Băng và một số hộ ở các xã A Dơk, Ia Pết (huyện Đak Đoa). Giáo dân Nguyễn Thị Cẩm Tú (thôn 3, xã Ia Băng) cho hay: “Bà con giáo xứ La Sơn được tuyên truyền đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có việc làm ổn định, tự do đi lễ nhà thờ, sinh hoạt tôn giáo nên ai cũng phấn khởi. Hiện bà con đang chuẩn bị tổ chức Giáng sinh năm 2022”.

  Đường vào thôn Ia Klai, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Cư
Đường vào thôn Ia Klai, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Cư


Còn giáo xứ Vinh Sơn hình thành từ năm 1994. Đến năm 1996, nơi đây có 19 hộ với hơn 70 giáo dân. Được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền, cộng đoàn xóm giáo Vinh Sơn chính thức được thành lập vào ngày 13-6-1997. Đến nay, giáo xứ Vinh Sơn có gần 130 hộ với 560 giáo dân sinh sống ở làng Ia Klai, làng Bông La (xã Ia Băng) và làng Ktu (xã Chư Á, TP. Pleiku). Niềm vui lớn nhất của chức sắc, chức việc và bà con giáo dân nơi đây không chỉ là cuộc sống ngày càng tiến bộ, con cái được học hành tấn tới mà còn xây dựng được nhà thờ Vinh Sơn hoàn thiện kịp thời để đón lễ Noel 2022.

Nhà thờ mới được xây dựng kiên cố, rộng hơn 800 m2, cao hơn 25 m nằm trong khuôn viên rộng rãi. Ông Lê Hữu Thành-Trưởng ban Chức việc giáo xứ Vinh Sơn-phấn khởi nói: “Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, giáo xứ Vinh Sơn đã xóa được đói, giảm được nghèo, nhiều hộ dân làm ăn giàu có. Bà con chăm lo làm ăn phát triển kinh tế, chấp hành sinh hoạt đạo, tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường, đóng góp ngày công và vật liệu xây dựng nhà thờ, nhà xứ, nhà sinh hoạt cộng đồng khang trang”.

Theo ông Nguyễn Đình Minh-Bí thư Đảng ủy xã Ia Băng, chức sắc, chức việc, bà con giáo dân trong xã luôn đoàn kết, phát huy tinh thần tương thân tương ái, sống “tốt đời-đẹp đạo”, tích cực xây dựng nông thôn mới. Nhiều nơi có đông đồng bào công giáo sinh sống trở thành những khu dân cư văn hóa. Mỗi khi có lễ trọng của các tôn giáo, lương giáo cùng hòa ái, chung vui, đảm bảo trật tự an ninh nông thôn.

Còn ông Hồ Hải Tần-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh thì nhận xét: Các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân ở xã Ia Băng nói riêng, các địa phương trong tỉnh nói chung đều phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc. Chính quyền các cấp tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán truyền thống của các dân tộc.

 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.