Cà phê mất mùa kép, người trồng tự chế biến mang đi bán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm được mùa thì mất giá, năm được giá lại mất mùa, riêng vụ 2018 - 2019 thì mất cả hai, khiến người trồng cà phê không có lãi, nhiều nông hộ còn lỗ vốn. Trước thực trạng này, nhiều nông dân ở Gia Lai đã nghĩ cách chế biến cà phê, đưa trực tiếp ra thị trường mà không qua thương lái, doanh nghiệp chế biến nào.
Hơn một năm nay, hộ anh Trần Xuân Hường (thôn Văn Mỹ, xã Ia Bă, huyện Ia Grai) đã nghiên cứu để tạo ra những gói cà phê sạch, hữu cơ. Anh Hường cho biết: “Gia đình có khoảng 2ha cà phê, năng suất đạt từ 6 - 8 tấn cà phê nhân, vậy mà mỗi năm chỉ lãi được gần 30 triệu đồng, không đủ tái đầu tư. Vì vậy tôi chuyển hướng chăm sóc cà phê theo hướng hữu cơ, tự thu hoạch , rang xay và mang đi bán”.
Vườn cà phê được trồng theo hướng hữu cơ ở Ia Grai.  Ảnh: Trần Hiền
Với cách làm đó, đến nay anh Hường đã mang 1.000 gói cà phê bột ra thị trường bán cho các đại lý trong và ngoài tỉnh.
Tương tự hộ anh Hường, chị Nguyễn Thị Thảo (tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cũng tự mày mò làm ra những gói cà phê nguyên chất. “Ban đầu rang xay bằng tay nên cà phê có mùi khét, tôi quyết định đầu tư bộ rang xay nhỏ. Sau đó nâng cấp thành máy rang xay nhằm nâng cao được chất lượng, giá trị của những hạt cà phê. Nhờ vậy đến khâu thành phẩm, tôi đã giữ lại được hương vị, màu sắc tự nhiên của cà phê.” - chị Thảo chia sẻ.
Đây cũng là hướng đi đang được HTX Sản xuất - Nông nghiệp - Dịch vụ Liên kết (thôn Ngai Yố, xã Ia Bă) triển khai. Theo ông Trần Khắc Hà - Giám đốc HTX: “Nhận thấy mô hình của anh Hường bước đầu thành công, chúng tôi đã mở rộng cho các thành viên khác, hy vọng sẽ nâng cao giá trị hạt cà phê và xây dựng được thương hiệu”.
Không chịu bó tay trước khó khăn, cách làm của những nông dân Gia Lai rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả bước đầu, phía trước họ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết như kỹ thuật canh tác hữu cơ, quy trình chế biến, đầu tư máy móc…
Trần Hiền (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.