Quảng Ngãi: Vì 1 hiện tượng không màu, không mùi, không vị mà nông dân trồng tỏi Lý Sơn đứng ngồi không yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang hứng chịu các đợt không khí lạnh cường độ mạnh tràn về. Thời tiết cực đoan khiến người trồng tỏi trên đảo đứng ngồi không yên, vụ tỏi đông xuân đứng trước nguy cơ giảm sản lượng.

Những ngày qua, mặc dù thời tiết có mưa lạnh nhưng chị Nguyễn Thị Phượng vẫn ra đồng chăm sóc, bón phân để tăng sức đề kháng cho hơn 4 sào tỏi.

Không khí lạnh kéo dài gần một tháng nay khiến cho cây tỏi của gia đình chị Nguyễn Thị Phượng chậm phát triển và đang có dấu hiệu chết cây con.

“Cây tỏi không phát triển không được, cây đỏ chết dần, chết mòn. Do thời tiết mưa lạnh quá” - chị Phượng nói.


 

Thời tiết mưa lạnh ảnh hưởng đến cây tỏi Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
Thời tiết mưa lạnh ảnh hưởng đến cây tỏi Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).


Sau hơn 2 tháng xuống giống, thời điểm này là giai đoạn sinh trưởng và phát triển thân của cây tỏi. Thời tiết khắc nghiệt kéo dài thời gian qua khiến việc chăm sóc, bảo vệ cây tỏi của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn.

Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, nông dân Lý Sơn đã gia cố rào lưới, tăng cường bón phân để tăng sức đề kháng cho cây tỏi...

Bà Nguyễn Thị Hoa, người trồng tỏi lo lắng, nếu giá lạnh tiếp tục kèo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và tạo củ của cây tỏi: “Từ giờ đến Tết Nguyên đán nếu không khí lạnh tiếp tục tràn về thì cây tỏi không đạt năng suất. Cây tỏi thẳng thì củ mới to, khi gió vẹo cây thì củ không ra gì”.

Từ đầu vụ tỏi, bà con nông dân Lý Sơn đã chủ động che chắn để cây tỏi sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, không khí lạnh liên tục tăng cường, nhiệt độ xuống thấp, mưa kéo dài khiến một số diện tích tỏi của bà con nông dân bị hiện tượng vàng úa do thừa nước, úng rễ, chết thân.

Ông Nguyễn Đình Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vụ tỏi đông xuân này, huyện Lý Sơn trồng trên 320ha, trung bình mỗi sào tỏi đầu tư từ 15- 20 triệu đồng.

Vụ tỏi được nông dân đảo Lý Sơn kỳ vọng nhằm gỡ gạc sau vụ hành thất bát do bão số 9 và trước đó là vụ tỏi thua lỗ do dịch bệnh, thiên tai.

 


Thời tiết cuối năm 2020 và đầu năm 2021 ảnh hưởng rất nhiều do không khí lạnh tăng cường, gió mưa nhiều. Cây tỏi bị ảnh hưởng rất lớn, có những loại bệnh sinh lý, yếu sức đề kháng hạn chế, sâu bệnh rất dễ tấn công và các loại nấm. Nếu tình trạng này kéo dài nguy cơ mất mùa có khả năng xảy ra”.
 

Ông Nguyễn Đình Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

https://danviet.vn/quang-ngai-vi-1-hien-tuong-khong-mau-khong-mui-khong-vi-ma-nong-dan-trong-toi-ly-son-dung-ngoi-khong-yen-20210117235441826.htm

 

Theo Hữu Danh (VOV-Miền Trung/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.