Truy tặng Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời cho "ông vua" truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 tuần đầu tháng 12, cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được truy tặng tới 2 giải thưởng gồm Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời.

Ông là một trong 25 tác giả được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với cụm tác phẩm: truyện ngắn “Tướng về hưu” và tập truyện “Những ngọn gió Hua Tát”. 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh Báo Hà Nội Mới
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh Báo Hà Nội Mới

Mới đây, ngày 12-12, Hội Nhà văn Hà Nội đã quyết định tặng Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời cho cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và các tác phẩm của ông. 

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đương đại nổi tiếng của Việt Nam. Các phẩm của ông tựa một tấm gương soi chiếu chân thực cuộc sống diễn ra hàng ngày, hàng giờ, cặn kẽ đến từng góc khuất. Ông mạnh mẽ phanh phui cái ác của con người đến tận cùng để triệt tiêu nó. Chất văn của Huy Thiệp trần trụi, rạch ròi và lạnh lùng như chính hiện thực mà nó đang chuyển tải. Tên tuổi của ông gắn liền với các truyện ngắn như Tướng về hưu, Muối của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Sang sông, bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… 

Sau một thời gian chống chói với bệnh đột quỵ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã qua đời vào ngày 20-3-2021 tại nhà riêng, hưởng thọ 72 tuổi. 

Tưởng nhớ ông, 34 tác giả là những người bạn, người chuyên nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp hay chỉ đơn giản là người rất hâm mộ ông đã ra mắt cuốn sách “Về Nguyễn Huy Thiệp”. Trong đó có các cây bút điển hình như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thụy Kha, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Thị Minh Thái, Văn Giá, Võ Thị Xuân Hà, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh... Bên cạnh đó cũng có các tác giả nước ngoài như Peter Zinoman, Thomas A.Bass, Thiery Leclere… Mỗi bài tản văn, ký, phê bình văn học, phỏng vấn và thơ của các tác giả về con người và tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như đang tạc lại chân dung cố nhà văn với đầy đủ hình hài và tư tưởng văn chương của một tên tuổi lừng lẫy trên văn đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. 

PHƯƠNG VI (theo Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress, vtc.vn)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.