Phòng, chống bệnh cúm B (cúm mùa)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cúm B, hay còn gọi cúm mùa, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm B gây ra. Virus hoạt động mạnh vào thời điểm mùa lạnh hoặc những lúc giao mùa, có thể bùng phát thành dịch lớn tại những nơi đông dân cư.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sở dĩ virus cúm B có khả năng lây lan nhanh là do cơ chế lây nhiễm vi khuẩn qua đường hô hấp. Tuy không nguy hiểm như những chủng virus cúm A, cúm C, nhưng cúm B gây nên những triệu chứng tương tự như cảm lạnh (ho, sổ mũi, nhức đầu, sốt…).

Phần lớn người bình thường mắc virus cúm B sẽ tự khỏi bệnh hoàn toàn sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém hoặc bị suy giảm (như phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ…) thì có nhiều khả năng bị biến chứng như suy hô hấp, gây nguy hiểm cho thai nhi, biến chuyển thành bệnh cúm ác tính và thậm chí có thể gây tử vong. Biến chứng nặng xảy ra chủ yếu ở các bệnh nhân dưới 2 tuổi hoặc trên 65 tuổi, thai phụ, người bị bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường…

Bệnh cúm B được dự phòng bằng cách tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm. Trẻ em và người già, người bị bệnh mãn tính được khuyến khích tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm, vì là đối tượng nguy cơ có biến chứng nặng khi mắc bệnh cúm B.

Bên cạnh tiêm chủng vắc xin cúm thì các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, che miệng mũi khi ho, hắt hơi, hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, duy trì chế độ ăn đầy đủ và cân đối, tập thể dục đều đặn… cũng là những biện pháp hữu ích để phòng bệnh cúm.

Đối với người bị bệnh viêm hô hấp cấp, nên hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh đến nơi tập trung đông người, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, che miệng mũi khi ho, hắt hơi.


Khi trẻ bị nhiễm bệnh, không nên cho trẻ đến trường học, nhà trẻ để tránh lây cho trẻ khác.

Trong vùng có dịch, mọi người cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cũng như khi đi đường. Nếu có những biến chứng nặng, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Th.S LÊ HỒNG NGA (Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.