Phẫu thuật lấy ống nhựa trong cơ thể 4 năm, sỏi bám như quả trứng gà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhân L.T.T, 59 tuổi, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bị sỏi kích thước lớn bám vào ống nhựa bỏ quên trong cơ thể suốt 4 năm, sau mổ đã ổn định sức khỏe, hết đau và sẽ xuất viện trong 2 ngày tới.

Bà L.T.T được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh kiểm tra sức khỏe sau ca mổ và chuẩn bị được xuất viện. (Ảnh: TTXVN phát)
Bà L.T.T được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh kiểm tra sức khỏe sau ca mổ và chuẩn bị được xuất viện. (Ảnh: TTXVN phát)
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, cho biết đến ngày 21/9, bệnh nhân L.T.T, 59 tuổi, ngụ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bị sỏi kích thước lớn bám vào ống nhựa bỏ quên trong cơ thể suốt 4 năm, đã ổn định sức khỏe, hết đau và sẽ xuất viện trong 2 ngày tới.
Trước đó, ngày 18/9 vừa qua, bà L.T.T nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó, tiểu ra máu. Bà L.T.T cho biết khoảng 4 năm trước, bà được các bác sỹ phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản trái tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau phẫu thuật bà được các bác sỹ đặt một ống nhựa (ống sonde dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang một cách trực tiếp, giúp niệu quản có thời gian lành tổn thương sau can thiệp, giảm tình trạng ứ trệ tắc nghẽn nước tiểu) và được các bác sỹ hẹn 2 đến 4 tuần sau tái khám để lấy ống nhựa này ra. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, do thấy hết đau, không còn khó chịu nên bà L.T.T đã quên luôn lịch hẹn với bác sỹ.
Tiến hành kiểm tra, kết hợp với kết quả xét nghiệm, các bác sỹ phát hiện trong cơ thể bệnh nhân có một ống nhựa. Trong đó, đầu dưới của ống nhựa đã tích tụ một viên sỏi kích thước lớn (bằng quả trứng gà), dọc thân ống nhựa có rất nhiều viên sỏi nhỏ bám xung quanh. Các bác sỹ đã chỉ định mổ nội soi để xử lý viên sỏi bàng quang và rút ống nhựa khỏi cơ thể cho bệnh nhân.
Quá trình phẫu thuật, các bác sỹ đã gắp các viên sỏi cùng ống nhựa ra khỏi bàng quang cho bệnh nhân. Tuy nhiên quá trình phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn do ống nhựa nằm trong cơ thể bệnh nhân lâu, có rất nhiều sỏi bám xung quanh, cứng như kim loại.
Bên cạnh đó, có rất nhiều viên sỏi bám dính vào niêm mạc niệu quản nên chỉ cần một chút bất cẩn là có thể gây thủng hoặc đứt niệu quản, khả năng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bác sỹ Nguyễn Phước, Phó trưởng khoa Ngoại thận-Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết kíp mổ phải tán nhỏ từng viên sỏi bám xung quanh ống nhựa bằng laser sau đó mới rút ống nhựa ra ngoài. Đây cũng là một trường hợp rất hy hữu, bệnh nhân đã vô tình “quên” lời hẹn với bác sỹ, may mắn được phát hiện và cấp cứu kịp thời, không để lại biến chứng nghiêm trọng.
Các bác sỹ khuyến cáo người dân thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và đặc biệt phải thật chú ý, thực hiện đúng các chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ, tránh những trường hợp đáng tiếc.
Lê Xuân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.