Phát triển vùng kinh tế động lực An Khê: Cần những bước đi căn bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 13-1-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về phát triển các vùng kinh tế động lực giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 thì quy mô dân số thị xã An Khê đến năm 2020 đạt 7 vạn người, diện tích 32.000 ha. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ chiếm trên 90% và tăng trên 95% vào năm 2020 cùng một số mục tiêu trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa xã hội; xây dựng hệ thống chính trị.

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là tăng cường quảng bá thu hút đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007-2010 đạt 14,8% cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 53,43%; thương mại-dịch vụ 32,17%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 21,3 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố.

Ảnh: Thanh Luận
Ảnh: Thanh Luận
Các chỉ số tăng trưởng kinh tế-xã hội của thị xã An Khê cho thấy nguồn vốn đầu tư của tỉnh, ngân sách thị xã giai đoạn 2007-2011 với trên 611 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả. Song dưới góc nhìn của cơ quan chức năng thì kết quả đạt được chưa xứng tầm với thị xã đang phát triển. Trước hết là tổng thu ngân sách hàng năm-con số phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế An Khê-hiện thấp hơn huyện Kbang, Chư Sê. Lý do là quá trình phát triển luôn đối diện khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, vốn phát triển… tất cả nằm ngoài khả năng tự quyết của địa phương. Ví dụ để hạn chế lượng xe lưu thông qua nội thị, kiềm chế tai nạn giao thông, phát triển trục kinh tế Tây- Bắc, Đông- Nam và làm động lực kinh tế khu vực phát triển, thị xã đã có dự án xây dựng đường tránh Tây-Bắc và Đông-Nam. Ủy ban Nhân dân thị xã nhiều lần đề nghị Bộ Giao thông- Vận tải xem xét phê duyệt nhưng đến nay dự án mang tầm chiến lược này vẫn giậm chân tại chỗ.


Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển khu- cụm công nghiệp có lợi thế so sánh như chế biến nông-lâm sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, hệ thống chợ… giữ vai trò căn bản để thực hiện lộ trình phát triển vùng kinh tế động lực. Thế nhưng hiện nay An Khê lại chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2011-2015, quy mô trung tâm thương mại không gánh nổi vai trò đầu mối phân phối hàng hóa cho 9 chợ của thị xã và khu vực; hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp An Bình và Song An chưa có gì. Tỉnh quy định hạn mức đất cấp cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp tối đa 1 ha là thấp hơn mức quy định của Bộ Công thương nên không tạo được sức hút các nhà đầu tư. Đặc biệt nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm nặng khiến người dân thị xã đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và ô nhiễm là rất lớn… Những tồn tại trên chưa được tháo gỡ do thị xã thiếu vốn đầu tư.

Những cái khó của thị xã An Khê nêu ra được lãnh đạo tỉnh, các cơ quan cấp tỉnh ghi nhận. Song thị xã chậm khắc phục những khó khăn, thiếu chủ động xây dựng mối quan hệ để nắm bắt các dự án đầu tư của tỉnh, Trung ương khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển vùng kinh tế động lực của địa phương. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu cho rằng: An Khê cần tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành thúc đẩy thị xã phát triển. Quy trình phát triển phải có quy hoạch, nên thị xã sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết; quy hoạch phát triển đô thị phải đi trước một bước đảm bảo nguyên tắc cân bằng sự phát triển khu vực nội thị và vùng sâu, vùng xa. Quy hoạch đến đâu cắm mốc lộ giới đến đó, hạn chế kinh phí giải tỏa đền bù sau này. Quá trình quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc định hướng phát triển lâu dài, không làm theo ý kiến cá nhân. An Khê phải xác định rõ giải pháp thúc đẩy công nghiệp- xây dựng, dịch vụ-thương mại phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế của thị xã. Trước mắt cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt thi công tuyến đường tránh Tây- Bắc. Phát triển hệ thống chợ theo hướng lấy chợ nuôi chợ. Sớm làm thủ tục điều chỉnh sự thiếu trùng khớp giữa quyết định phê duyệt khu-cụm công nghiệp. Ngoài định suất 6 tỷ đồng Trung ương hỗ trợ cụm công nghiệp, thị xã cần làm rõ tỉnh đầu tư bao nhiêu, thị xã bao nhiêu, xin cơ chế đổi đất lấy hạ tầng cụm công nghiệp. Tăng cường kiểm tra hoạt động của nhà máy chế biến sử dụng nguồn nước sông Ba. Riêng nhà máy chế biến quặng nếu cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền đóng cửa vĩnh viễn để đảm bảo lợi ích chung.
Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm