Phát triển cà phê bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù Việt Nam đứng đầu châu Á, thứ 2 thế giới (sau Brazil) về sản lượng và xuất khẩu cà phê, nhưng một thực trạng đáng suy nghĩ là ngành cà phê chưa thể mang lại lợi ích như mong muốn, khiến cho việc phát triển cà phê bền vững đứng trước nhiều thách thức. Do vậy, phát triển cà phê bền vững đang là bài toán cần sớm có lời giải...

Chưa xứng tầm sản phẩm chiến lược

Cà phê được xem là sản phẩm chiến lược của Đak Lak nói riêng, Tây Nguyên nói chung trong nhiều năm qua và trong thời gian tới. Với diện tích gần 203 ngàn ha, mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đak Lak mang lại khoảng 650 triệu USD.

Cùng với đó, hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Đak Lak, bởi ngành này đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300 ngàn người trực tiếp sản xuất và 200 ngàn người có liên quan đến cây cà phê. Hơn thế, sản phẩm cà phê vẫn luôn được đánh giá là mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Việt Nam khi chúng ta nằm trong nhóm nước xuất khẩu lớn nhất và chiếm 71,81% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu.
 

Ảnh: Huy Tịnh
Ảnh: Huy Tịnh

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cây cà phê ở Đak Lak nói riêng, Việt Nam nói chung chưa thật sự phát triển bền vững và ổn định. Nhiều người cho rằng, so với các ngành hàng nông nghiệp có tiềm năng và thế mạnh khác như mía đường, lúa gạo, cao su… thì cà phê Việt Nam đang có những dấu hiệu bất ổn từ khâu tổ chức sản xuất, tiêu thụ cho đến phát triển thị trường, khiến chất lượng, năng lực cạnh tranh cũng như việc nâng cao giá trị kinh tế của ngành hàng này luôn bấp bênh, thiếu bền vững.

Đáng nói là cà phê Việt Nam đang gặp khó khăn, nhưng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) chuyên sản xuất cà phê hòa tan lại sống khỏe, công suất tiêu thụ hơn 34.000 tấn cà phê/năm, chiếm gần 90% lĩnh vực này. Chẳng hạn, công suất Công ty TNHH Nestlé Việt Nam lên tới 15.000 tấn/năm, Công ty TNHH Cà phê Ngon 15.000 tấn/năm và Công ty TNHH Olam Việt Nam cũng đạt đến 4.000 tấn/năm...

Những tín hiệu tích cực

Vấn đề ở đây là phải làm sao để gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê từ việc bảo đảm về chất lượng, an toàn, mức độ lợi ích, sức khỏe cho người tiêu dùng và cách thức tiêu thụ. Điều này có được thông qua sự hài hòa các tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, chứng nhận thương mại… Đi cùng với đó, một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Hiện nay, Đak Lak đã có 10 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột trên tổng diện tích hơn 15.070 ha, sản lượng mỗi năm đạt trên 46.620 tấn cà phê nhân trở lên. Tuy không lớn nhưng việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này, từ đó việc tổ chức lại sản xuất cho các hộ nông dân, hình thành các hợp tác xã trong ngành cà phê sẽ dần được thực hiện.

Việc quan trọng nhất đó là nâng cao giá trị khi mang sản phẩm làm ra đi tiêu thụ, điều này hy vọng sẽ được giải quyết khi Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột đi vào hoạt động, mặt hàng cà phê của Đak Lak nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ được giao dịch trực tiếp trên sàn Liffe tại London.
 

 

Theo ông Trần Thanh Hải-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột, trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê, với kim ngạch hơn 3,5 tỷ USD, nhưng phần lớn do doanh nghiệp nước ngoài mua xuất khẩu nên cà phê Việt Nam bị ép giá. Sự có mặt của Công ty, với cách thức mua tận gốc tại nông hộ và bán trực tiếp cho sàn giao dịch cà phê London, kỳ vọng sẽ giúp cà phê Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị ép giá.

Có thể nói, với sự nỗ lực của cả hệ thống từ người sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến các nhà chính sách, hy vọng sản phẩm cà phê Việt Nam sẽ từng bước khẳng định lại vị thế của mình.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm